Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có được vay vốn cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/03/2022

Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có được vay vốn cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được không? Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam bao gồm? Công ty chứng khoán D của Trung Quốc mở chi nhánh tại Việt Nam, dự định vay vốn cho hoạt động của chi nhánh từ tổ chức tín dụng của Việt Nam có được không?

    • Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có được vay vốn cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được không?

      Căn cứ Điều 16 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định về nghĩa vụ của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như sau:

      Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

      1. Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.

      2. Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của chi nhánh cho khách hàng phải phù hợp với tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của từng khách hàng, trừ trường hợp khách hàng không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhưng không đầy đủ, chính xác.

      3. Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      4. Cập nhật, lưu giữ đầy đủ hồ sơ thông tin khách hàng, chứng từ của khách hàng và chi nhánh.

      5. Chỉ được sử dụng nguồn vốn được cấp cho hoạt động kinh doanh được cấp phép, không được phép vay từ các tổ chức, cá nhân khác ngoại trừ công ty mẹ.

      6. Không được trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi sau: quyết định đầu tư chứng khoán thay cho khách hàng; thỏa thuận với khách hàng để chia sẻ lợi nhuận hoặc lỗ; quảng cáo, tuyên bố rằng nội dung, hiệu quả, hoặc các phương pháp phân tích chứng khoán của mình có giá trị cao hơn của công ty chứng khoán khác; cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó, cung cấp thông tin sai lệch, gian lận hoặc gây hiểu nhầm cho khách hàng.

      7. Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật có liên quan.

      Như vậy, Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam không được vay vốn từ các tổ chức, cá nhân khác cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, chỉ có thể hoạt động từ nguồn vốn được cấp từ công ty mẹ.

      Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam bao gồm?

      Căn cứ Điều 13 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như sau:

      1. Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam do công ty mẹ quyết định, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và kiểm soát nội bộ của công ty chứng khoán trong nước.

      2. Nhân viên kiểm soát tuân thủ của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam không phải là người có liên quan đến Giám đốc chi nhánh; đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành về tài chính, ngân hàng, luật, kế toán, kiểm toán. Nhân viên kiểm soát tuân thủ phải có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hoặc có chứng chỉ hành nghề chứng khoán ở nước ngoài và chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

      3. Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải bố trí nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán làm việc tại các vị trí sau:

      a) Tư vấn, giải thích hợp đồng ký kết với khách hàng;

      b) Ký kết quả phân tích, báo cáo phân tích chứng khoán;

      c) Đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán.

      Trong trường hợp trên, chi nhánh công ty chứng khoán D của Trung Quốc tại Việt Nam không được phép vay vốn cho hoạt động thương mại của mình từ tổ chức tín dụng của Việt Nam mà chỉ có thể sử dụng nguồn vốn có từ công ty mẹ để hoạt động.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 16 Thông tư 97/2020/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn