Từ ngày 01/7/2024, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên nhà nước là gì?

Từ ngày 01/7/2024, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên nhà nước là gì? Người làm công tác pháp chế nhà nước gồm những ai?

Từ ngày 01/7/2024, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên nhà nước là gì?

Tại Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP có quy định về pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế như sau:

Pháp chế viên và người đứng đầu tổ chức pháp chế

1. Pháp chế viên và tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế

a) Pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật;

b) Ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp;

c) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này, không kể thời gian tập sự;

d) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên lên pháp chế viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

đ) Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên cao cấp: là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên chính lên pháp chế viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

....

Như vậy, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên nhà nước là:

- Công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

- Trình độ cử nhân luật trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

- Có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, không kể thời gian tập sự.

Từ ngày 01/7/2024, tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên nhà nước là gì? (Hình từ Internet)

Người làm công tác pháp chế nhà nước gồm những ai?

Tại Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP có quy định về người làm công tác pháp chế bao gồm:

(1) Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(2) Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.

(3) Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.

(4) Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là gì?

Tại Điều 7 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 56/2024/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan tư vấn, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nội bộ của doanh nghiệp:

+ Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc góp ý điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

+ Soạn thảo các loại mẫu hợp đồng; có ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo các hợp đồng, dự thảo thỏa thuận do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo trước khi trình Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp; tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng, thỏa thuận của doanh nghiệp;

+ Phổ biến, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

+ Tư vấn, thuê tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của doanh nghiệp;

+ Tham gia giải quyết tranh chấp, yêu cầu về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan tư vấn, giúp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp:

+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của doanh nghiệp;

+ Góp ý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của doanh nghiệp;

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; tổng kết, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động trong doanh nghiệp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào? Tiêu chuẩn của cán bộ cấp xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ ngày 22/12/2024? Phạm vi tổ chức thi đua của Dân quân tự vệ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bí mật nhà nước của Đảng độ tuyệt mật từ ngày 14/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ tiền thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng từ ngày 22/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảo Lý Sơn ở đâu, thuộc tỉnh nào? Phấn đấu đến 2030, huyện Đảo Lý Sơn trở thành trung tâm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 22 tháng 11 là ngày gì? Ngày 22 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê có các nội dung nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;