Từ ngày 01/01/2025, điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án là gì?

Từ ngày 01/01/2025, điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án là gì? Có bao nhiêu ngạch Thẩm tra viên Tòa án? Thẩm tra viên Tòa án có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Có bao nhiêu ngạch Thẩm tra viên Tòa án?

Căn cứ Điều 114 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định ngạch Thẩm tra viên Tòa án:

Ngạch Thẩm tra viên Tòa án

1. Thẩm tra viên Tòa án có các ngạch sau đây:

a) Thẩm tra viên;

b) Thẩm tra viên chính;

c) Thẩm tra viên cao cấp.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết điều kiện của từng ngạch và việc nâng ngạch Thẩm tra viên Tòa án.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm tra viên Tòa án tại các Tòa án.

Như vậy, có 03 ngạch Thẩm tra viên Tòa án bao gồm:

- Thẩm tra viên

- Thẩm tra viên chính

- Thẩm tra viên cao cấp

Từ ngày 01/01/2025, điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án là gì? (Hình từ Internet)

Từ ngày 01/01/2025, điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án là gì?

Căn cứ Điều 113 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy đinh điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án:

Điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 112 của Luật này và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được xem xét bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án:

1. Đã làm Thư ký Tòa án từ đủ 03 năm trở lên;

2. Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên.

Theo đó, từ ngày 01/01/2025, điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án như sau:

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, liêm khiết và trung thực.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Là công chức Tòa án.

- Đã được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên Tòa án hoặc nghiệp vụ xét xử.

- Có thời gian làm công tác pháp luật.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đã làm Thư ký Tòa án từ đủ 03 năm trở lên

- Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên.

Thẩm tra viên Tòa án có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 115 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án

1. Thẩm tra viên Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Nghiên cứu, đề xuất việc thụ lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Nghiên cứu văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; thẩm tra hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đề xuất phương án giải quyết;

c) Kiểm tra, thẩm định tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật;

d) Tham mưu, thực hiện nhiệm vụ trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;

đ) Nghiên cứu các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để đề xuất lựa chọn, phát triển án lệ;

e) Tham mưu tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;

g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm tra viên Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chánh án.

3. Thẩm tra viên Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án như sau:

- Nghiên cứu, đề xuất việc thụ lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

- Nghiên cứu văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; thẩm tra hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đề xuất phương án giải quyết;

- Kiểm tra, thẩm định tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật;

- Tham mưu, thực hiện nhiệm vụ trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;

- Nghiên cứu các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để đề xuất lựa chọn, phát triển án lệ;

- Tham mưu tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Thẩm tra viên Tòa án còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chánh án. Thẩm tra viên Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 73/2024/NĐ-CP về tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
lawnet.vn
Mức trợ cấp hằng tháng của bệnh binh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Mức phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
lawnet.vn
Thẻ căn cước có được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh không?
lawnet.vn
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 1 của viên chức hành chính?
lawnet.vn
Căn cước điện tử được hiểu như thế nào? Được cấp tối đa bao nhiêu thẻ căn cước điện tử?
lawnet.vn
Ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định điều kiện, tiêu chuẩn người thực hiện thanh tra ngành Giao thông vận tải?
lawnet.vn
Đã có Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi?
lawnet.vn
Mức phụ cấp công vụ của viên chức quốc phòng được tính như thế nào? Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với viên chức quốc phòng?
lawnet.vn
Đã có danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 17/6/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;