Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì? Trách nhiệm của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế?

Xin được giải đáp.

"> Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì? Trách nhiệm của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế?

Xin được giải đáp.

">

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tham mưu về công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế trong việc thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì?

Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tham mưu về công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế trong việc thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì? Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì? Trách nhiệm của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế?

Xin được giải đáp.

1. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tham mưu về công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế trong việc thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì?

Căn cứ Điều 43 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tham mưu về công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế của cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong việc thực hiện thỏa thuận quốc tế như sau:

1. Tham mưu về xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về thực hiện thỏa thuận quốc tế do cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh đã ký kết hoặc đề xuất ký kết trong trường hợp ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.

2. Đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế do cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh đã ký kết hoặc đề xuất ký kết trong trường hợp ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.

2. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì?

Theo Điều 44 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định trách nhiệm của Bộ Ngoại giao như sau:

1. Báo cáo Chính phủ theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu về tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu của Quốc hội.

2. Thống kê thỏa thuận quốc tế đã ký kết

3. Trách nhiệm của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì?

Tại Điều 45 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định trách nhiệm của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội như sau:

1. Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước tổng hợp báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.

4. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế?

Tại Điều 46 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức như sau:

Cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức ngoài trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế quy định tại Điều 42 của Luật này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

1. Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về việc ký kết thỏa thuận quốc tế gửi Bộ Ngoại giao để theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch hằng năm được gửi chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 của năm trước;

2. Lưu trữ bản gốc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan đó đã ký kết hoặc đề xuất ký kết trong trường hợp ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ theo quy định của pháp luật về lưu trữ;

3. Báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu, gửi Bộ Ngoại giao để theo dõi và tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thỏa thuận quốc tế;

5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế;

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tham gia Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, các trường hợp nào được xét nâng ngạch công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, công chức được miễn phần thi ngoại ngữ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp tạm đình chỉ công tác đối với công chức áp dụng từ ngày 17/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án 06 của Chính phủ có mấy quan điểm chỉ đạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào? Các trường hợp nào thực hiện cấp đổi thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương viên chức tư vấn học sinh áp dụng từ ngày 04/11/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;