Tôi được biết kỳ họp Quốc hội đang diễn ra và bắt đầu đi vào hoạt động chất vấn các Bộ trưởng. Nhờ Ngân hàng Pháp luật thông tin giúp cụ thể: hiện nay hoạt động này được pháp luật ghi nhận ra sao về đối tượng bị chất vấn, thời gian, quy trình chất vấn,... để chúng tôi được rõ.

 

"> Tôi được biết kỳ họp Quốc hội đang diễn ra và bắt đầu đi vào hoạt động chất vấn các Bộ trưởng. Nhờ Ngân hàng Pháp luật thông tin giúp cụ thể: hiện nay hoạt động này được pháp luật ghi nhận ra sao về đối tượng bị chất vấn, thời gian, quy trình chất vấn,... để chúng tôi được rõ.

 

">

Tổng hợp giải đáp thắc mắc về hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội

Tôi được biết kỳ họp Quốc hội đang diễn ra và bắt đầu đi vào hoạt động chất vấn các Bộ trưởng. Nhờ Ngân hàng Pháp luật thông tin giúp cụ thể: hiện nay hoạt động này được pháp luật ghi nhận ra sao về đối tượng bị chất vấn, thời gian, quy trình chất vấn,... để chúng tôi được rõ.

 

Căn cứ pháp lý:

- Luật tổ chức Quốc hội 2014;

- Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015;

- Nghị quyết 102/2015/QH13 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội.

1/ Ai có thẩm quyền chất vấn: Đại biểu Quốc hội

2/ Ai bị chất vấn: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

3/ Quy trình trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội:

Bước 1: Trước phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Bước 2: Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn.

Bước 3: Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây:

- Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;

- Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);

- Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;

- Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình.

Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội.

- Cụ thể, về thời gian: Mỗi lần chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 02 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn của một đại biểu không quá 05 phút. Trường hợp cần thiết, Chủ tọa quyết định việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn.

Chủ tọa có quyền nhắc trong trường hợp đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không đúng nội dung phiên chất vấn hoặc quá thời gian quy định, người bị chất vấn trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc quá thời gian quy định.

 

Bước 4: Quốc hội cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:

- Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;

- Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;

- Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.

Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Quốc hội đã chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật.

Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, kỳ họp Quốc hội gần nhất hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.

Bước 5: Quốc hội ra nghị quyết về chất vấn. Nghị quyết về chất vấn có nội dung cơ bản sau đây:

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân liên quan đến vấn đề chất vấn;

- Thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập;

- Trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân;

- Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn.

Bước 6: Phiên họp chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do Quốc hội quyết định.

Bước 7: Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp trước đến đại biểu Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.

Bước 8: Tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo tổng hợp của các thành viên Chính phủ, báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và những người bị chất vấn khác về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chất vấn và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức trúng tuyển không phải thực hiện chế độ tập sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh về thần kinh không đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở là gì? Mức tiền thưởng kèm theo là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt được hưởng các chế độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định thực hiện công tác dân vận của lực lượng CAND?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;