Tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn giáo là gì? Số chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo được quy định như thế nào?

Tổ chức tôn giáo là gì? Hoạt động tôn giáo là gì? Số chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo được quy định như thế nào?

Mong được giải đáp. Tôi cảm ơn!

Tổ chức tôn giáo là gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 0701 Phần 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về khái niệm, phương pháp tính như sau:

Khái niệm, phương pháp tính

- Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

- Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.

- Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.

- Số lượng tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, số tổ chức tôn giáo trực thuộc hiện có đến thời điểm thống kê.

Theo đó, tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

Hình từ Internet

Hoạt động tôn giáo là gì?

Căn cứ theo quy định tại Mục 0701 Phần 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về số tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, số tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:

Số tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, số tổ chức tôn giáo trực thuộc

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

- Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.

- Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.

- Số lượng tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, số tổ chức tôn giáo trực thuộc hiện có đến thời điểm thống kê.

2. Phân tổ chủ yếu

- Tôn giáo được công nhận.

- Tổ chức tôn giáo được công nhận.

- Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

- Tổ chức tôn giáo trực thuộc.

3. Kỳ công bố

Năm.

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ.

- Dữ liệu hành chính.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ.

Dựa vào quy định trên, có thể hiểu hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.

Số chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 0702 Phần 07 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 9/2022/TT-BNV quy định về số chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo như sau:

Số chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.

- Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.

- Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.

- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.

- Số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo hiện có đến thời điểm thống kê.

2. Phân tổ chủ yếu

Chức sắc, chức việc, tín đồ, cơ sở tôn giáo.

3. Kỳ công bố

Năm.

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành Nội vụ.

- Dữ liệu hành chính.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ.

Theo đó, chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.

- Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.

- Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.

- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp tạm đình chỉ công tác đối với công chức áp dụng từ ngày 17/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án 06 của Chính phủ có mấy quan điểm chỉ đạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào? Các trường hợp nào thực hiện cấp đổi thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương viên chức tư vấn học sinh áp dụng từ ngày 04/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án nhân dân tối cao thông báo tuyển dụng công chức bổ sung đợt 1 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 11/2024/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;