Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Di sản viên hạng I?

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Di sản viên hạng I? Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I là gì?

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Di sản viên hạng I?

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Di sản viên hạng I như sau:

- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

- Có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

- Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

- Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I là gì?

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định về yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I như sau:

- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành trở lên trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt hoặc đã chủ trì thực hiện ít nhất 02 cuộc sưu tầm, khai quật khảo cổ, trưng bày quy mô quốc gia và quốc tế.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức trúng tuyển không phải thực hiện chế độ tập sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh về thần kinh không đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở là gì? Mức tiền thưởng kèm theo là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt được hưởng các chế độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định thực hiện công tác dân vận của lực lượng CAND?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai năm 2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;