Thông tư 04/2024/TT-TANDTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh?

Thông tư 04/2024/TT-TANDTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh? Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh gồm những gì?

Thông tư 04/2024/TT-TANDTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh?

Ngày 31/12/2024, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 04/2024/TT-TANDTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện).

Tại Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-TANDTC quy định Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:

- Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm:

+ Văn phòng

+ Phòng Tổ chức cán bộ

+ Phòng Thanh tra, Kiểm tra và Thi hành án

- Chức vụ, chức danh trong Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động

Thông tư 04/2024/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2025

Thông tư 04/2024/TT-TANDTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh?

Thông tư 04/2024/TT-TANDTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh? (Hình từ Internet)

Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2024/TT-TANDTC quy định Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao

- Tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết

- Tổ chức công tác xét xử, công tác tiếp công dân theo quy định

- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, thống kê, tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý

- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phân công

- Thực hiện công tác tài chính, kế toán, bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả kinh phí theo quy định

- Quản lý tài sản, cơ sở vật chất; bảo đảm trang thiết bị, điều kiện làm việc; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, y tế của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

- Quản lý, điều động phương tiện phục vụ các hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định

- Thực hiện công tác lưu trữ, khai thác hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ theo quy định

- Rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp

- Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác Trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh

- Chủ động theo dõi thông tin, nắm bắt tình hình dư luận, phản ánh về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh gồm những gì?

Căn cứ Điều 56 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Điều 56. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Các Tòa chuyên trách gồm Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu của thực tiễn xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;
c) Văn phòng;
d) Phòng và các đơn vị tương đương.
2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Theo quy định trên, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh bao gồm:

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Các Tòa chuyên trách gồm Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

- Văn phòng

- Phòng và các đơn vị tương đương

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;