Thông qua Luật Căn cước được áp dụng từ ngày 01/7/2024?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 29/11/2023

Cho tôi hỏi có phải vừa rồi đã thông qua luật căn cước đúng không và có thì áp dụng từ ngày nào?
Mong được giải đáp thắc mắc!

    • Thông qua Luật Căn cước được áp dụng từ ngày 01/7/2024?

      Sáng ngày 27/11/2023, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15, 431 đại biểu Quốc hội đã tham gia biểu quyết tán thành thông qua Luật Căn cước.

      Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều quy định về:

      - Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước;

      - Thẻ căn cước, căn cước điện tử;

      - Giấy chứng nhận căn cước;

      - Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

      Luật Căn cước áp dụng đối với:

      - Công dân Việt Nam;

      - Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam;

      - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

      Bên cạnh việc thu thập vân tay, Luật căn cước đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.

      Luật Căn cước có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ một số trường hợp theo quy định pháp luật.

      Thông qua Luật Căn cước được áp dụng từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)

      Hiện nay những thông tin nào được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

      Theo Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 37 Luật cư trú 2020 quy định về thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:

      Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:

      - Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

      - Ngày, tháng, năm sinh;

      - Giới tính;

      - Nơi đăng ký khai sinh;

      - Quê quán;

      - Dân tộc;

      - Tôn giáo;

      - Quốc tịch;

      - Tình trạng hôn nhân;

      - Nơi thường trú;

      - Nơi tạm trú;

      - Tình trạng khai báo tạm vắng;

      - Nơi ở hiện tại;

      - Quan hệ với chủ hộ;

      - Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

      - Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

      - Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;

      - Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

      Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hiện nay được thực hiện như thế nào?

      Theo Điều 10 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:

      Quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

      1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

      Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý.

      2. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau:

      a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

      b) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

      c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.

      3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

      4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

      Theo đó, việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau:

      - Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

      - Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

      - Tổ chức và cá nhân không thuộc các đối tượng trên có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn