Thế nào là cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước, nước ngoài? Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm bao gồm những gì?

Thế nào là cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước? Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là gì? Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm bao gồm những gì? 

Mong được anh chị tư vấn, giải đáp. Tôi cảm ơn!

Thế nào là cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước như sau:

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước thành lập: Viện, học viện, trường đại học;

2. Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc các đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập;

3. Cơ sở đào tạo khác có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Theo đó, có thể hiểu cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp:

- Cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước thành lập: Viện, học viện, trường đại học;

- Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc các đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập;

- Cơ sở đào tạo khác có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Hình từ Internet

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài như sau:

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm; hoặc cơ sở đào tạo do cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm ủy quyền thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm;

2. Học viện nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm ASEAN (AITRI); Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế;

3. Các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam;

4. Các cơ sở đào tạo thuộc các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tái bảo hiểm nước ngoài;

5. Các tổ chức đào tạo quốc tế khác: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd, Hiệp hội Cơ quan quản trị bảo hiểm nhân thọ (Life Office Management Association - LOMA), Hiệp hội Nghiên cứu và Tiếp thị Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance Marketing and Research Association - LIMRA).

Theo đó, cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp:

- Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm; hoặc cơ sở đào tạo do cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm ủy quyền thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm;

- Học viện nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm ASEAN (AITRI); Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế;

- Các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam;

- Các cơ sở đào tạo thuộc các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tái bảo hiểm nước ngoài;

- Các tổ chức đào tạo quốc tế khác: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd, Hiệp hội Cơ quan quản trị bảo hiểm nhân thọ (Life Office Management Association - LOMA), Hiệp hội Nghiên cứu và Tiếp thị Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance Marketing and Research Association - LIMRA).

Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm như sau:

Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm

Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm theo các nội dung sau:

1. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ:

a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;

b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;

c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.

2. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ:

a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;

b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;

c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.

3. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe:

a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;

b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe;

c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm sức khỏe.

Theo đó, tùy thuộc vào loại chứng chỉ bảo hiểm là chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ, chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ hoặc chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phải đảm bảo những nội dung khác nhau theo quy định trên.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức tuyển sinh các trường công an nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19/5/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 50 Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025)?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất theo Nghị quyết 60?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền ngày 15 4 kỷ niệm 51 năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát cơ động hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 là ngày gì? Ngày 15 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;