Thanh tra Chính phủ là gì? Thanh tra Chính phủ có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/11/2023

Cho tôi hỏi: Thanh tra Chính phủ là gì? Thanh tra Chính phủ có cơ cấu tổ chức như thế nào?- Câu hỏi của chị Hạnh (Hà Nội).

    • Thanh tra Chính phủ là gì?

      Ngày 27/11/2023, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 81/2023/NĐ-CP' onclick="vbclick('8F9F4', '398232');" target='_blank'>Nghị định 81/2023/NĐ-CP có quy định về chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.

      Tại Điều 1 Nghị định 81/2023/NĐ-CP' onclick="vbclick('8F9F4', '398232');" target='_blank'>Nghị định 81/2023/NĐ-CP có quy định vị trí và chức năng của Thanh tra Chính phủ như sau:

      Vị trí và chức năng

      Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện các chức năng sau:

      - Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước;

      - Thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

      Thanh tra Chính phủ là gì? Thanh tra Chính phủ có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)

      Thanh tra Chính phủ có cơ cấu tổ chức như thế nào?

      Tại Điều 3 Nghị định 81/2023/NĐ-CP' onclick="vbclick('8F9F4', '398232');" target='_blank'>Nghị định 81/2023/NĐ-CP có quy định Thanh tra Chính phủ có cơ cấu tổ chức như sau:

      Các tổ chức hành chính gồm có:

      - Vụ Pháp chế.

      - Vụ Tổ chức cán bộ.

      - Vụ Hợp tác quốc tế.

      - Vụ Kế hoạch - Tổng hợp.

      - Văn phòng.

      - Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I).

      - Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II).

      - Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III).

      - Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I).

      - Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II).

      - Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III).

      - Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV).

      - Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V).

      - Ban Tiếp công dân trung ương.

      Các đơn vị sự nghiệp công lập gồm có:

      - Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra.

      - Báo Thanh tra.

      - Tạp chí Thanh tra.

      - Trường Cán bộ Thanh tra.

      - Trung tâm Thông tin.

      Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực là gì?

      Tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 81/2023/NĐ-CP' onclick="vbclick('8F9F4', '398232');" target='_blank'>Nghị định 81/2023/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực như sau:

      - Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra;

      - Thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền; thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, tổ chức xã hội khu vực ngoài nhà nước theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

      - Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ;

      - Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền;

      - Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; theo dõi, đánh giá tình hình tham nhũng, tiêu cực và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các bộ, ngành, địa phương và khu vực ngoài nhà nước;

      - Phối hợp với Kiểm toán nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Ban Nội chính Trung ương trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng, tiêu cực và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

      Lưu ý: Nghị định 81/2023/NĐ-CP' onclick="vbclick('8F9F4', '398232');" target='_blank'>Nghị định 81/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn