Thẩm quyền xử phạt hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của Cảnh sát Biển

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 18/08/2017

Thẩm quyền xử phạt hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của Cảnh sát biển được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Thị Kim Hoa, hiện tại đang là sinh viên. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. Cho tôi hỏi, trong lĩnh vực quản lý bảo vệ biên giới quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển được xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp nào? Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Kim Hoa (kimhoa*****@gmail.com)

    • Thẩm quyền xử phạt hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của Cảnh sát biển được quy định tại Điều 16 Nghị định 169/2013/NĐ-CP' onclick="vbclick('342EF', '197415');" target='_blank'>Điều 16 Nghị định 169/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Cụ thể là:

      Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 9, Điều 12 Chương II Nghị định này như sau:

      1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

      2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

      3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

      c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

      4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

      c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

      d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

      5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

      c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

      d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

      6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

      c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

      d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

      7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

      c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

      d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

      Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xử phạt hành chính trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia của Cảnh sát biển. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 169/2013/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn