Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Lãnh sự danh dự như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/04/2022

Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Lãnh sự danh dự như thế nào? Các trường hợp tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự? Tôi có nhu cầu tìm hiểu các nội dung này. Nhờ anh/chị hướng dẫn theo quy định mới nhất.

    • Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Lãnh sự danh dự

      Căn cứ Điều 16 Nghị định 26/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/06/2022) có quy định về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Lãnh sự danh dự như sau:

      1. Lãnh sự danh dự được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam và Nước cử là thành viên.

      2. Lãnh sự danh dự không được sử dụng giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao, túi lãnh sự, điện mật mã để liên hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Nước cử hoặc với Chính phủ của Nước cử, trừ trường hợp đặc biệt sau khi được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép.

      3. Lãnh sự danh dự được hưởng quyền được thông báo cho Nước cử khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc bị truy tố; quyền không phải cung cấp chứng cứ liên quan đến chức năng lãnh sự và quyền miễn trừ xét xử đối với những hành động chính thức khi thực hiện chức năng lãnh sự của mình.

      4. Thành viên gia đình của Lãnh sự danh dự không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.

      Tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự

      Theo Điều 17 Nghị định này việc tạm dừng thực hiện chức năng lãnh sự được quy định như sau:

      1. Trong trường hợp xuất cảnh và vắng mặt khỏi Việt Nam quá 30 ngày liên tục, Lãnh sự danh dự phải thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc vắng mặt và không thể thực hiện được chức năng của mình. Lãnh sự danh dự có thể ủy quyền cho một cá nhân để tiếp nhận các thông tin cần thiết từ Bộ Ngoại giao và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong trường hợp cần thiết. Việc ủy quyền này không quá 90 ngày. Bộ Ngoại giao có quyền thông báo từ chối việc ủy quyền này mà không cần nêu lý do.

      Người được Lãnh sự danh dự ủy quyền không được thực hiện các chức năng lãnh sự và không được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ của Lãnh sự danh dự.

      2. Trong trường hợp Lãnh sự danh dự không thể thực hiện được chức năng của mình trong một thời hạn nhất định, Nước cử có thể thông báo bằng công hàm và đề nghị Bộ Ngoại giao chấp thuận người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự. Đồng thời, Nước cử nêu rõ lý do, thời gian thay thế và sơ yếu lý lịch của người đó.

      Bộ Ngoại giao xem xét chấp thuận bằng văn bản về người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Nước cử thông báo. Việc chấp thuận có thể bị rút lại bất kỳ lúc nào mà không cần nêu rõ lý do.

      Người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự không được thực hiện các chức năng lãnh sự và không được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ của Lãnh sự danh dự.

      3. Trong bất kỳ trường hợp nào nếu Bộ Ngoại giao đã thực hiện các biện pháp nhưng không thể liên hệ được với Lãnh sự danh dự để yêu cầu thực hiện chức năng lãnh sự, Bộ Ngoại giao sẽ thông báo cho Nước cử và yêu cầu Nước cử bổ nhiệm Lãnh sự danh dự thay thế. Việc chấp thuận Lãnh sự danh dự mới được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn