Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp

Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp? Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp? Quy định về việcThẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật? 

Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp

Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật đến việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 67, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 68 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp được quy định cụ thể như sau:

- Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp:

+ Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.

+ Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

+ Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên đây được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp, nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên;

+ Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;

+ Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp.

- Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự:

+ Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014;

+ Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên;

+ Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;

+ Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp.

Trên đây là nội dung tư vấn về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp

Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật đến việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 67, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 68 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp được quy định cụ thể như sau:

- Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp:

+ Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.

+ Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

+ Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên đây được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp, nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Đã là Thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên;

+ Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, của Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;

+ Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp.

- Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán trung cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự:

+ Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014;

+ Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên;

+ Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;

+ Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán cao cấp.

Trên đây là nội dung tư vấn về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Quy định về việcThẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Quy định về việcThẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật cụ thể như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Được biết quy định pháp luật về tổ chức Tòa án mới nhất đã có hiệu lực. Tôi có vài thắc mắc muốn hỏi các anh chị, mong các anh chị tư vấn giúp. Anh chị cho tôi hỏi: Quy định về việcThẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật cụ thể như thế nào? Rất mong nhận được sự giải đáp từ phía các anh chị, tôi rất cám ơn!

Trả lời:

Theo quy định hiện hành tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì quy định về việcThẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật cụ thể như sau:

1. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

2. Cá nhân, cơ quan tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Quy định về việcThẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được cụ thể tại Điều 9 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức tuyển sinh các trường công an nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19/5/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 50 Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025)?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất theo Nghị quyết 60?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền ngày 15 4 kỷ niệm 51 năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát cơ động hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 là ngày gì? Ngày 15 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;