Quy định về chức danh phóng viên hạng I

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 31/07/2017

Quy định về chức danh phóng viên hạng I? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trúc Mai. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể tôi không biết pháp luật quy định như thế nào về chức danh phóng viên hạng I? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (mai***@gmail.com)

    • Quy định về chức danh phóng viên hạng I
      (ảnh minh họa)
    • Phóng viên hạng I được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ ban hành như sau:

      1. Nhiệm vụ:

      a) Chủ trì xây dựng kế hoạch, kịch bản các tác phẩm báo chí;

      b) Tổ chức chỉ đạo và thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim các thể loại báo chí có nội dung tổng hợp, chủ đề lớn thuộc nhiều lĩnh vực có độ phức tạp cao hơn;

      c) Viết bình luận, xã luận có nội dung liên quan đến trong nước và thế giới;

      d) Biên tập, xét duyệt tin bài trước khi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung các tin, bài đó;

      đ) Tổ chức và củng cố mạng lưới thông tin viên, cộng tác viên thuộc nhiệm vụ được phân công;

      e) Chuẩn bị nội dung trao đổi nghiệp vụ báo chí trong nước và quốc tế;

      g) Xây dựng Mục tiêu, chương trình, tư liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hạng phóng viên thấp hơn;

      h) Tham gia hội đồng xét duyệt chuyển hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho phóng viên hạng dưới.

      2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

      a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí trở lên;

      b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;

      c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;

      d) Có bằng tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị;

      đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phóng viên hạng I.

      3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

      a) Nắm vững quan Điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về các vấn đề đối nội và đối ngoại; về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và thế giới;

      b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

      c) Đã chủ trì ít nhất 04 (bốn) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc chủ trì ít nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ hoặc tương đương);

      d) Viên chức thăng hạng từ chức danh Phóng viên hạng II lên chức danh Phóng viên hạng I phải có thời gian giữ chức danh Phóng viên hạng II và tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm, trong đó có ít nhất 02 (hai) năm giữ chức danh Phóng viên hạng II.

      Trên đây là nội dung quy định về phóng viên hạng I. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn