Phương thức tuyển sinh các trường công an nhân dân năm 2025?
Phương thức tuyển sinh các trường Công an nhân dân năm 2025?
Năm 2025, Bộ Công an tiếp tục sử dụng 3 phương thức xét tuyển gồm:
Phương thức 1: Tuyển thẳng học sinh giỏi đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Công an.
Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an.
Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an.
Ngoài ra, năm 2025, Bộ Công an cũng mở rộng các tổ hợp xét tuyển vào các trường CAND từ 7 tổ hợp năm 2024 thành 15 tổ hợp trong năm 2025.
Về phân vùng tuyển sinh trên toàn quốc đối với: Học viện Chính trị CAND, Đại học Phòng cháy chữa cháy, Học viện quốc tế và ngành An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Học viện An ninh nhân dân; ngành Công nghệ thông tin (hợp tác đào tạo Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội) của Học viện An ninh nhân dân; ngành Y khoa của Đại học Kỹ thuật-Hậu cần CAND gửi đào tạo tại Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng.
Tuyển sinh khu vực Phía Bắc đối với Học viện Cảnh sát nhân dân, nhóm ngành nghiệp vụ An ninh của Học viện An ninh nhân dân. Tuyển sinh khu vực Phía Nam đối với Đại học An ninh nhân dân và Đại học Cảnh sát nhân dân.
* Trên đây là Phương thức tuyển sinh các trường công an nhân dân năm 2025? chỉ mang tính chất tham khảo.
Phương thức tuyển sinh các trường công an nhân dân năm 2025? (Hình từ Internet)
Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 quy định quy định chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân:
Điều 24. Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản sau:
- Bộ trưởng Bộ Công an
- Cục trưởng, Tư lệnh
- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng
- Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng
- Đại đội trưởng
- Trung đội trưởng
- Tiểu đội trưởng
Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân:
Điều 22. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
[...]
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
[...]
Theo quy định trên, điều kiện xét thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân như sau:
[1] Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe
[2] Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm
[3] Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm như sau:
- Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
+ Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm
+ Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm
+ Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm
+ Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm
+ Trung úy lên Thượng úy: 03 năm
+ Thượng úy lên Đại úy: 03 năm
+ Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm
+ Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm
+ Trung tá lên Thượng tá: 04 năm
+ Thượng tá lên Đại tá: 04 năm
+ Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm
+ Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm
- Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định
- Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ
- Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm