Phân loại vũ khí theo quy định của pháp luật

Pháp luật quy định vũ khí được phân thành các loại vũ khí nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Bùi Thị Thoa. Tôi có tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến vũ khí để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và học tập. Cho tôi hỏi, pháp luật phân vũ khí thành mấy loại? Cụ thể là các loại nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Bùi Thị Thoa (buithoa*****@gmail.com)

Phân loại vũ khí được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Cụ thể là:

Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Trong đó:

- Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ.

- Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

- Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao;

- Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.

Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Do đó, nhà nước đặc biệt quan tâm công tác quản lý, sản xuất, sử dụng, kinh doanh các loại vũ khí này.

Mọi hành vi chế tạo, sản xuất, sử dụng, kinh doanh, quản lý trái pháp luật vũ khí đều có thể bị tri cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật Hình sự 2015.

Trên đây là nội dung tư vấn về phân loại vũ khí theo quy định của pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất theo Nghị quyết 60?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền ngày 15 4 kỷ niệm 51 năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát cơ động hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 là ngày gì? Ngày 15 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 4 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận và Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời tuyên thệ của Đảng viên mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc sáp nhập đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Nội vụ đề xuất 11 tỉnh thành không thực hiện sáp nhập?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Nội vụ đề xuất 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;