Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo được quy định như thế nào? Em rất quan tâm tới các hoạt động về tôn giáo và cũng có nghiên cứu một số các quy định pháp luật liên quan tới tôn giáo. Em biết hiện nay nhà nước đã có rất nhiều những quy định liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra tôn giáo. Em muốn hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo được quy định như thế nào? Quy định tại văn bản nào? Em xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời! Quỳnh Như, HN.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BNV hướng dẫn nội dung về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, bao gồm:

a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành tôn giáo;

b) Quyết định thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt;

c) Quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ; phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo;

d) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

đ) Đề nghị Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ban Tôn giáo Chính phủ và trưng tập công chức, viên chức tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành tôn giáo;

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo, được quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BNV. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức trúng tuyển không phải thực hiện chế độ tập sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh về thần kinh không đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở là gì? Mức tiền thưởng kèm theo là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt được hưởng các chế độ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 09/2024/TT-BCA quy định thực hiện công tác dân vận của lực lượng CAND?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;