Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ được quy định như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ?

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2016/NĐ-CP có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ được quy định như sau:

1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao.

2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

3. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.

5. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.

6. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật.

7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng cục trưởng và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: vụ, cục, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và phòng thuộc vụ (nếu có), phòng thuộc Thanh tra Bộ, phòng thuộc Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật.

Quyết định việc phân cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

9. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

10. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.

11. Ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.

12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.

13. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.

14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ?

Tại Điều 25 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng trong mối quan hệ với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ như sau:

1. Hướng dẫn và kiểm tra, phối hợp với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.

2. Kiến nghị với Bộ trưởng khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng khác để giải quyết những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đó.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức tuyển sinh các trường công an nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19/5/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 50 Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025)?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất theo Nghị quyết 60?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền ngày 15 4 kỷ niệm 51 năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát cơ động hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 là ngày gì? Ngày 15 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;