Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là ai? Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là ai? Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là ai?

Căn cứ Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.

2. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

5. Người nước ngoài cư trú ở Việt

Như vậy, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là ai? Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam lập 1 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4x6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp các giấy tờ sau:

- Bản sao giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;

- Giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956;

- Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;

- Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;

- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.

Bước 2. Xem xét, cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch.

Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.

Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

Nhà nước có chính sách gì đối với người gốc Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài:

Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, chính sách đối với người gốc Việt Nam như sau:

- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Link tham gia cuộc thi Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?
Hỏi đáp Pháp luật
56 Đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội sau sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường Đại học, Học viện thuộc Quân đội và Công an cập nhật mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào? Tiêu chuẩn của cán bộ cấp xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ ngày 22/12/2024? Phạm vi tổ chức thi đua của Dân quân tự vệ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bí mật nhà nước của Đảng độ tuyệt mật từ ngày 14/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ tiền thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng từ ngày 22/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;