Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào? Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gì? Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm gì?

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 41 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

Xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong những hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

a) Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.

b) Bao che cho người bị khiếu nại.

c) Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.

2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

a) Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với vụ việc khiếu nại đủ điều kiện thụ lý thuộc thẩm quyền.

b) Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.

c) Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

3. Hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.

b) Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.

Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính có các hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong các trường hợp sau:

[1] Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách trong trường hợp:

- Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.

- Bao che cho người bị khiếu nại.

- Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.

[2] Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo trong trường hợp:

- Cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với vụ việc khiếu nại đủ điều kiện thụ lý thuộc thẩm quyền.

- Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc.

- Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

[3] Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức trong trường hợp:

- Vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.

- Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Khiếu nại 2011 quy định xác minh nội dung khiếu nại:

Xác minh nội dung khiếu nại

1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

b) Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:

a) Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;

b) Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;

c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

...

Như vậy, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:

- Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

- Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 55 Luật Khiếu nại 2011 quy định người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm sau đây:

- Yêu cầu người ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại báo cáo việc xem xét kỷ luật và giải quyết khiếu nại của người bị kỷ luật.

- Tự mình hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản và báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

- Chủ trì tổ chức đối thoại với người khiếu nại.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời tuyên thệ của Đảng viên mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc sáp nhập đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Nội vụ đề xuất 11 tỉnh thành không thực hiện sáp nhập?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Nội vụ đề xuất 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách đội thuế cấp huyện trực thuộc Chi cục Thuế khu vực 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc nhân ngày kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ ý nghĩa năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài phát biểu kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ mới nhất năm 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;