Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định thế nào?

Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

Ngày 02/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn 175-HD/BTGTW năm 2024 Tải về tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, năm 2024 là kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với chủ đề tuyên truyền “Đảng Cộng sản Việt Nam - bản lĩnh, trí tuệ, uy tín, đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”

Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn các hoạt động tuyên truyền như sau:

[1] Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội

[2] Tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia (trong tháng 01/2025).

[3] Tổ chức Chương trình truyền hình chính luận nghệ thuật trực tiếp để tôn vinh, biểu dương cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên tiêu biểu (trong tháng 01/2025).

[4] Tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mùng đất nước đổi mới (dự kiến tháng 02/2025).

[5] Tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” (trong tháng 1/2025)

[6] Tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động trong và ngoài nước nhằm sưu tầm, hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật về Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Tổng Bí thư của Đảng và các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Đảng cho Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam (trong dịp kỷ niệm).

[7] Tổ chức triển lãm tư liệu, hình ảnh và tem bưu chính với chủ đề “Tự hào 95 năm truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam” (trong tháng 01/2025).

[8] Xây dựng phim tài liệu kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng dân tộc tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số (trong tháng 01/2025).

[9] Xây dựng phim hoạt hình tuyên truyền cho thiếu nhi (trong tháng 01/2025).

[10] Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức (trên báo chí, Internet, mạng xã hội; ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội; các hoạt động cổ động trực quan) tùy theo điều kiện cụ thể của các địa phương, đơn vị.

Thành phố Huế chính thức trực thuộc trung ương từ ngày 01/01/2025?

Thành phố Huế chính thức trực thuộc trung ương từ ngày 01/01/2025? (Hình từ Internet)

Mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
[...]

Như vậy, mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc như sau:

- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

- Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.

- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.

- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;