Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?
Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến?
Ngày 18 và 19 tháng 12 năm 1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông, nay thuộc thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ta họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, ra quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Chiều ngày 19 tháng 12 năm 1946, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển đến các đơn vị lực lượng vũ trang mật lệnh về ngày và giờ của cuộc giao chiến trong toàn quốc. Vào lúc 20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến được phát ra, đồng thời quân và dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc.
Sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi khắp cả nước, trong đó có đoạn khẳng định rất hùng hồn:...“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”…Đó là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí, quyết tâm sắt đá của cả dân tộc Việt Nam.
Đồng thời khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Như vậy, năm 2024 là kỷ niệm 78 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2024)
Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến? (Hình từ Internet)
Kỷ niệm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến người lao động có được nghỉ làm không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, ngày kỷ niệm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến không được xem là một ngày lễ tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Chỉ có một số ngày lễ, tết dưới đây thì người lao động mới nghỉ làm việc và được hưởng nguyên lương, cụ thể như sau:
- Tết Dương lịch
- Tết Âm lịch
- Ngày Chiến thắng
- Ngày Quốc tế lao động
- Quốc khánh
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Thời giờ nào được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương?
Căn cứ Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương:
Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
[...]
Như vậy, thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương bao gồm:
- Nghỉ giữa giờ
- Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc
- Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người
- Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh
- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động
- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý
- Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động
- Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định
- Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động
- Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự