Khi nào phải làm bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?

Khi nào phải làm bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đối tượng nào quyết định? Đảng viên dự bị có các quyền nào?

Khi nào phải làm bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?

Căn cứ Điều 14 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện:

Điều 14. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức thực hiện; căn cứ quy định của Bộ Chính trị để cụ thể hoá về nội dung kiểm điểm, bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại cho từng đối tượng tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị.
2. Thời điểm thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân hằng năm được tiến hành vào dịp cuối năm và hoàn thành trước khi tổng kết công tác năm của tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đối với những ngành, lĩnh vực có tính chất, đặc điểm riêng thì thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương.
3. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm người đứng đầu và tập thể, cá nhân thực hiện không đúng quy định.

Theo quy định trên, việc thực hiện kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 không có quy định cụ thể vào thời điểm nào mà chỉ quy định phải thực hiện kiểm điểm Đảng viên cuối năm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân hằng năm được tiến hành vào dịp cuối năm và hoàn thành trước khi tổng kết công tác năm của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Khi nào phải làm bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?

Khi nào phải làm bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? (Hình từ Internet)

Đảng viên dự bị có các quyền nào?

Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

Điều 3.
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Như vậy, đảng viên dự bị có các quyền sau:

- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đối tượng nào quyết định?

Căn cứ Điều 12 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

Điều 12.
1. Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.
2. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua mỗi lần đại hội.
3. Đoàn chủ tịch (chủ tịch) hướng dẫn bầu cử:
- Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử.
- Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua.
- Bầu cử bằng phiếu kín.
- Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập.
Trường hợp số người có số phiếu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn; nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau, có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
Nếu bầu một lần mà chưa đủ số lượng quy định, có bầu thêm nữa hay không do đại hội quyết định.

Như vậy, số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;