Giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

Xin hỏi: Giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế phải đảm bảo những nguyên tắc gì?- Câu hỏi của anh Quyết (Tp.HCM).

Giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

Tại Điều 3 Quy chế Giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 quy định về nguyên tắc giải quyết yêu cầu bồi thường như sau:

- Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Cơ quan Thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;

- Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017;

- Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thăm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017;

- Tuân thủ thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế chỉ bồi thưởng phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.

Giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế phải đảm bảo những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)

Phạm vi giải quyết bồi thường của cơ quan Thuế được quy định như thế nào?

Tại Điều 6 Quy chế Giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 quy định về việc cơ quan Thuế giải quyết bồi thường như sau:

Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường

Cơ quan Thuế giải quyết bồi thường là Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế trực tiếp quản lý công chức thi hành công vụ gây thiệt hại tại cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế. Cụ thể như sau:

1. Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 2 Quy chế này.

2. Tổng cục Thuế, Cục Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường đối với thiệt hại liên quan đến việc ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế quy định tại khoản 7 Điều 2 Quy chế này.

Như vậy, tùy theo phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mà các cơ quan Thuế có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường khác nhau:

Tổng cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế, Chi cục Thuế giải quyết:

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;

- Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bao đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;

- Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành trái pháp luật;

- Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật;

- Thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật;

- Truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật;

- Thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;

- Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu;

- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm.

Tổng cục Thuế, Cục Thuế giải quyết: Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế trong một số trường hợp đặc biệt quy định như thế nào?

Tại Điều 7 Quy chế Giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 quy định về việc xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể như sau:

Xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể

1. Trường hợp người yêu cầu bồi thường đồng thời yêu cầu cơ quan Thuế trực tiếp quản lý công chức thi hành công vụ gây thiệt hại và Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thì cơ quan đã thụ lý yêu cầu bồi thường trước là cơ quan giải quyết bồi thường.

2. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây thiệt hại thì cơ quan Thuế là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp cơ quan Thuế chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền xác định cơ quan giải quyết bồi thường.

3. Trường hợp tại thời điểm thụ lý yêu cầu bồi thường mà công chức thuế gây thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan Thuế quản lý người đó tại thời điểm gây thiệt hại thì cơ quan Thuế giải quyết bồi thường là cơ quan quản lý công chức thuế tại thời điểm gây thiệt hại.

4. Trường hợp cơ quan Thuế giải quyết bồi thường đã được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan Thuế kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế đó là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có cơ quan Thuế nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế đã bị giải thể thì cơ quan Thuế đã ra quyết định giải thể là cơ quan giải quyết bồi thường;

5. Trường hợp có sự ủy quyền hoặc ủy thác thực hiện công vụ thì cơ quan Thuế ủy quyền hoặc cơ quan Thuế ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp cơ quan Thuế được ủy quyền hoặc nhận ủy thác thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan Thuế được ủy quyền, nhận ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường.

Như vậy, các trường hợp đặc biệt cần phải xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường là:

- Trường hợp cả cơ quan Thuế trực tiếp quản lý công chức có hành vi vi phạm và Tòa án được yêu cầu giải quyết bồi thường thì cơ quan nào thụ lý yêu cầu giải quyết trước sẽ thực hiện giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Trường hợp cơ quan Thuế chủ trì thực hiện nhiệm vụ có nhiều công chức vi phạm thuộc nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan Thuế đó có nhiệm vụ giải quyết yêu cầu bồi thường;

- Trường hợp có nhiều công chức vi phạm thuộc nhiều cơ quan khác nhau mà chưa thống nhất được cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước sẽ quyết định cơ quan giải quyết bồi thường;

- Trường hợp tại thời điểm thụ lý yêu cầu bồi thường mà công chức vi phạm không còn công tác tại cơ quan Thuế ở thời điểm gây thiệt hại thì cơ quan quản lý công chức thuế tại thời điểm gây thiệt hại giải quyết bồi thường.

- Cơ quan kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế đã được chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể là cơ quan giải quyết bồi thường; trường hợp không có cơ quan Thuế nào kế thừa thì cơ quan Thuế đã ra quyết định giải thể là cơ quan giải quyết bồi thường;

- Trường hợp có sự ủy quyền hoặc ủy thác thực hiện công vụ thì cơ quan Thuế ủy quyền hoặc cơ quan Thuế ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường;

- Trường hợp cơ quan Thuế được ủy quyền hoặc nhận ủy thác thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan Thuế được ủy quyền, nhận ủy thác là cơ quan giải quyết bồi thường.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 73/2024/NĐ-CP về tăng lương cơ sở từ 01/7/2024?
lawnet.vn
Mức trợ cấp hằng tháng của bệnh binh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Mức phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
lawnet.vn
Thẻ căn cước có được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh không?
lawnet.vn
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 1 của viên chức hành chính?
lawnet.vn
Căn cước điện tử được hiểu như thế nào? Được cấp tối đa bao nhiêu thẻ căn cước điện tử?
lawnet.vn
Ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định điều kiện, tiêu chuẩn người thực hiện thanh tra ngành Giao thông vận tải?
lawnet.vn
Đã có Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi?
lawnet.vn
Mức phụ cấp công vụ của viên chức quốc phòng được tính như thế nào? Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với viên chức quốc phòng?
lawnet.vn
Đã có danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 17/6/2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;