Điều kiện phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa là gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/12/2023

Cho tôi hỏi: Điều kiện phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa là gì?- Câu hỏi của anh Đạt (Bình Dương).

    • Đã có Thông tư quy định về phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa?

      Ngày 28/11/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 33/2023/TT-BGTVT' onclick="vbclick('8FB49', '398397');" target='_blank'>Thông tư 33/2023/TT-BGTVT quy định về phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa, khu neo đậu.

      Theo đó, Thông tư 33/2023/TT-BGTVT' onclick="vbclick('8FB49', '398397');" target='_blank'>Thông tư 33/2023/TT-BGTVT quy định về phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

      Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân liên quan đến phân cấp thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

      Điều kiện phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa là gì? (Hình từ Internet)

      Điều kiện phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa là gì?

      Tại Điều 4 Thông tư 33/2023/TT-BGTVT' onclick="vbclick('8FB49', '398397');" target='_blank'>Thông tư 33/2023/TT-BGTVT có quy định Bộ Giao thông vận tải phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa, khu neo đậu khi đáp ứng các điều kiện sau:

      - Có tổ chức, bộ máy cảng vụ đường thủy nội địa theo quy định tại Thông tư 18/2021/TT-BGTVT.

      - Đảm bảo số lượng công chức, viên chức, người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm và biên chế được phê duyệt theo quy định.

      - Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết khác để tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được phân cấp theo quy định.

      Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa là gì?

      Tại Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BGTVT' onclick="vbclick('8FB49', '398397');" target='_blank'>Thông tư 33/2023/TT-BGTVT có quy định về nguyên tắc phân cấp như sau:

      Nguyên tắc phân cấp

      Việc phân cấp bảo đảm theo các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

      Như vậy, việc phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa bảo đảm theo các nguyên tắc sau:

      - Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;

      - Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

      - Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ;

      - Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực;

      - Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện;

      Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh;

      Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác;

      - Việc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điệu kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp.

      Chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.

      Phạm vi phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?

      Tại Điều 5 Thông tư 33/2023/TT-BGTVT' onclick="vbclick('8FB49', '398397');" target='_blank'>Thông tư 33/2023/TT-BGTVT có quy định nội dung và phạm vi phân cấp như sau:

      Nội dung và phạm vi phân cấp

      1. Nội dung phân cấp: thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa, khu neo đậu theo quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa.

      2. Phạm vi phân cấp: cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có vùng đất, vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia và trên đường thủy nội địa địa phương trừ các tuyến đường thuỷ nội địa giáp ranh giữa 02 tỉnh, thành phố trở lên, đường thủy nội địa quốc gia qua biên giới hoặc trên biên giới; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia.

      Như vậy, việc phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa được thực hiện trong phạm vi sau:

      - Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia;

      - Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có vùng đất, vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia và trên đường thủy nội địa địa phương trừ các tuyến đường thuỷ nội địa giáp ranh giữa 02 tỉnh, thành phố trở lên, đường thủy nội địa quốc gia qua biên giới hoặc trên biên giới;

      - Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia.

      Lưu ý: Thông tư 33/2023/TT-BGTVT' onclick="vbclick('8FB49', '398397');" target='_blank'>Thông tư 33/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/01/2024.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn