Đáp án tuần 1 cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?
Đáp án cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
Dưới đây là đáp án tuần 1 cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành:
Câu 1: Trong 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (từ ngày 18 tháng 12 đến ngày 30 tháng 12 năm 1972, “Chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II”), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
81 chiếc, trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F-111
Câu 2: Nội dung lời thề thứ 9 trong 10 lời thề danh dự của quân nhân: “Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng 3 điều nên: Kính trọng dân; giúp đỡ dân; Khi tiếp xúc với dân và 3 điều răn: Không lấy của dân; không dọa nạt dân; không quấy nhiễu dân, để gây lòng tin cậy yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí”
Câu 3: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập ở đâu?
Tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).
Câu 4: “Đội quân nhà Phật” là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
Nhân dân Campuchia
Câu 5: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.”
Câu 6: Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên là ai?
Đồng chí Hoàng Văn Thái
Câu 7: Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, Liên quân Việt - Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
Ngày 25 tháng 12 năm 1953
Câu 8: Trong lễ mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được tổ chức tại cánh Đồng Mường Thanh, Đại đoàn nào được nhận cờ “Quyết chiến, quyết thắng"?
Đại đoàn 312
Câu 9: Khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân có bao nhiêu người?
34 người
Câu 10: Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm lực lượng nào?
Lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên
Lưu ý: Đáp án tuần 1 cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án tuần 1 cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành? (Hình từ Internet)
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào
- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó
Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan:
Điều 10. Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Uý có bốn bậc:
Thiếu uý;
Trung uý;
Thượng uý;
Đại uý.
[...]
Như vậy, hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc. Cụ thể như sau:
[1] Cấp úy có bốn bậc:
- Thiếu uý;
- Trung uý;
- Thượng uý;
- Đại uý.
[2] Cấp Tá có bốn bậc:
- Thiếu tá;
- Trung tá;
- Thượng tá;
- Đại tá.
[3] Cấp Tướng có bốn bậc:
- Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
- Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
- Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
- Đại tướng.