Đáp án kỳ thi thứ 2 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam?

Đáp án kỳ thi thứ 2 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam?

Đáp án kỳ thi thứ 2 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam?

Quảng Nam phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuộc thi được tổ chức trong 05 kỳ; thời gian thi 01 tuần/01 kỳ; bắt đầu vào ngày 21/10/2024 và kết thúc vào ngày 24/11/2024. Thời gian mỗi kỳ thi bắt đầu vào lúc 09h00’ của ngày thứ Hai và kết thúc vào lúc 17h00’ ngày Chủ nhật; người dự thi trả lời 20 câu hỏi và 01 câu hỏi dự đoán số người tham gia trong kỳ thi.

Dưới đây là đáp án kỳ thi thứ 2 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam:

1. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và công khai, có trọng tâm, trọng điểm; yêu cầu tập trung vào các lĩnh vực nào?

Tất cả A, B, C

2. “Các Đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo phải mẫu mực, liêm khiết, phát hiện được vấn đề, tránh hình thức; qua kiểm tra phải tạo ra được những chuyển biến tích cực cho địa phương, cơ sở” là ý kiến phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ mấy của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?

Phiên họp thứ 16, ngày 26/7/2019

3. Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được nêu trong bài viết “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược!” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là gì?

Nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước

4. Trong giai đoạn 2012 - 2022, các cơ quan chức năng đã xét xử sơ thẩm bao nhiêu vụ, bị cáo về tội tham nhũng?

2.439 vụ/5.647 bị cáo

5. Ban Chấp hành Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị tại Hội nghị nào?

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

6. Trong bài viết “Một sự thật nhức nhối”, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói chúng ta phải kiên quyết lên án điều gì?

Những hành vi lợi dụng chức quyền tham ô, ăn cắp của công, làm lãng phí nghiêm trọng tài sản của Nhà nước và của tập thể để có cuộc sống xa hoa, phè phởn

7. Trong bài viết “Của công, của riêng” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là chiến sĩ tiên phong đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hơn ai hết, cán bộ, đảng viên cần phải làm gì?

Tất cả A, B, C

8. Trong bài viết “Bệnh sợ trách nhiệm” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sợ trách nhiệm thường có biểu hiện gì?

Làm viêc một cách cầm chừng cho “đủ bổn phận”, cốt sao không phạm phải khuyết điểm gì lớn

9. Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng được khẳng định trong bài viết “Một số bài học về xây dựng Đảng trong những năm đổi mới” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là gì?

Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn

10. Vì sao phải kiên định sự lãnh đạo của Đảng, coi đây là vấn đề nguyên tắc?

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường và mọi hoạt động xã hội

11. Để nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan chức năng cần phải làm gì?

Chú trọng truy tìm, kịp thời áp dụng các biện pháp đồng bộ để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

12. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc?

Bộ Chính trị

13. Cố tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cấp ủy đảng cần phải làm gì để quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”?

Động viên, tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân thường xuyên tham gia xây dựng Đảng

14. Trong bài viết “Kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái”, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến “tinh thần” của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, là phải làm gì?

Phải hành động, hành động thiết thực, rõ hiệu quả; tránh nói nhiều làm ít hoặc chỉ nói mà không làm

15. Theo cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, công tác xây dựng Đảng lại càng quan trọng, không được chủ quan, mất cảnh giác, vì sao?

Tất cả A, B, C

16. Vấn đề có ý nghĩa quyết định tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng được nêu trong bài viết “Bài học lịch sử vô giá” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là gì?

Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của quần chúng; thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của tập thể quần chúng; củng cố và xây dựng tổ chức đảng trong sạch, khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, làm cho Đảng thật sự xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ trung thành của nhân dân

17. Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là gì?

Trị bệnh cứu người

18. Phương hướng chung của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay trong bài viết “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - điều kiện đảm bảo giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là gì?

Tất cả A, B, C

19. Vấn đề trọng yếu bảo đảm cho Đảng thật sự chặt chẽ về tổ chức, đoàn kết thống nhất và có sức chiến đấu cao là gì?

Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ

20. Trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải quán triệt nguyên tắc nào sau đây?

Có vụ việc thì phải xác minh làm rõ; tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, xử lý cả hành vi tham nhũng, tiêu cực và hành vi dung túng, bao che cho tham nhũng, tiêu cực, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, tiêu cực

Lưu ý: Đáp án kỳ thi thứ 2 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chỉ mang tính chất tham khảo!

Đáp án kỳ thi thứ 2 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam?

Đáp án kỳ thi thứ 2 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam? (Hình từ Internet)

Hành vi tham nhũng là các hành vi nào?

Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi tham nhũng như sau:

[1] Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản

- Nhận hối lộ

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi

[2] Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản

- Nhận hối lộ

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thế nào trong phòng, chống tham nhũng?

Căn cứ Điều 70 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng:

Điều 70. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng
1. Chỉ đạo việc thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này.
2. Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh.
3. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định tại Điều 72 và Điều 73 của Luật này.

Như vậy, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng như sau:

- Chỉ đạo việc thực hiện các nội dung sau:

+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; thực hiện quy định khác của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng

+ Tiếp nhận, xử lý kịp thời phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng

+ Kịp thời cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng

- Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh.

- Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;