Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất diễn ra vào năm nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/11/2023

Cho tôi hỏi: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất diễn ra vào năm nào? Trình tự tổ chức đại hội công đoàn các cấp được tiến hành như thế nào?- Câu hỏi của chị Oanh (Hà Nội).

    • Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất diễn ra vào năm nào?

      Tại Mục 3 Phần 1 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 quy định về các kỳ đại hội của Công đoàn Việt Nam như sau:

      Các kỳ đại hội của Công đoàn Việt Nam

      - Đại hội I Công đoàn Việt Nam

      Họp từ ngày 01 - 15/01/1950 tại tỉnh Thái Nguyên, Đại hội đã quyết nghị về nhiệm vụ trước mắt của Công đoàn đối với đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm 21 ủy viên chính thức và 04 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng Thư ký.

      - Đại hội II Công đoàn Việt Nam

      Họp từ ngày 23 - 27/02/1961, tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua những biện pháp phối hợp để thực hiện đường lối, chính sách mà Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng đã vạch ra về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Đại hội quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 55 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Trần Danh Tuyên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Tổng Thư ký.

      ...

      Như vậy, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất diễn ra từ ngày 01 - 15/01/1950.

      Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất ở tỉnh Thái Nguyên và đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

      Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất diễn ra vào năm nào? (Hình từ Internet)

      Trình tự tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp được tiến hành như thế nào?

      Tại Tiểu mục 6.7 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định trình tự tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp được tiến hành theo quy trình sau:

      Bước 1: Chào cờ (Quốc ca và Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam)

      Bước 2: Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu.

      Bước 3: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, diễn văn khai mạc.

      Bước 4: Thông qua chương trình, quy chế làm việc của đại hội.

      Bước 5: Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

      Bước 6: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới.

      Bước 7: Thảo luận các văn kiện của đại hội.

      Bước 8: Phát biểu của đại diện công đoàn cấp trên, cấp ủy đảng, chính quyền, chuyên môn.

      Bước 9:Tổ chức bầu cử theo quy định.

      Bước 10: Thông qua nghị quyết đại hội.

      Bước 11: Diễn văn bế mạc

      Bước 12: Chào cờ.

      Một số khẩu hiệu tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 là gì?

      Tại Tiểu mục 6 Mục 2 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 quy định về một số khẩu hiệu tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 như sau:

      [1] Nhiệt liệt chào mừng Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028!

      [2] Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước!

      [3] Cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028!

      [4] Công nhân, viên chức, lao động quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028!

      [5] Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước!

      [6] Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là trách nhiệm của Đảng; hệ thống chính trị và toàn xã hội!

      [7] Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước!

      [8] Cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!

      [9] Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo!

      [10] Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam muôn năm!

      [11] Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

      [12] Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn