Công dân đi khám nghĩa vụ quân sự năm 2024 cần mang theo những gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/10/2023

Xin cho hỏi: Khi đi khám Nghĩa vụ quân sự cần mang theo những gì? Mong được giải đáp! (anh Trí - Tiền Giang).

    • Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 là gì?

      Căn cứ Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 như sau:

      (1) Tuổi đời

      - Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

      - Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

      (2) Tiêu chuẩn chính trị

      - Thực hiện theo quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

      - Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng đối với các cơ quan sau:

      + Cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội;

      + Lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ;

      + Lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp;

      (3) Tiêu chuẩn sức khỏe

      - Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định.

      - Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

      - Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

      (4) Tiêu chuẩn văn hóa

      - Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp.

      - Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

      - Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

      - Đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

      Công dân đi khám nghĩa vụ quân sự năm 2024 cần mang theo những gì? (Hình từ Internet)

      Công dân đi khám nghĩa vụ quân sự năm 2024 cần mang theo những gì?

      Căn cứ theo Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT- BYT-BQP quy định khi đi khám nghĩa vụ quân sự cần lưu ý:

      - Người khám nghĩa vụ quân sự phải xuất trình:

      + Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;

      + Giấy chứng minh nhân dân;

      + Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

      Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện như thế nào?

      Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT- BYT-BQP, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện như sau:

      - Cơ quan tiến hành:

      Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.

      - Nội dung sơ tuyển sức khỏe:

      + Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;

      + Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

      - Quy trình sơ tuyển sức khỏe:

      + Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;

      + Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo nội dung quy định;

      + Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định;

      + Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;

      + Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe.

      Tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như thế nào?

      Căn cứ theo Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT- BYT-BQP, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện như sau:

      - Nội dung khám sức khỏe:

      + Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu;

      Trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;

      + Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

      + Phân loại sức khỏe theo các quy định.

      - Quy trình khám sức khỏe:

      + Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

      + Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

      + Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định;

      + Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

      + Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định;

      + Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

      - Thời gian khám sức khỏe:

      Từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.

      - Tổ chức các phòng khám sức khỏe:

      + Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa.

      + Số lượng các phòng khám căn cứ vào số lượng nhân viên y tế của Hội đồng khám sức khỏe và tình hình thực tế để bố trí:

      ++ Phòng khám thể lực;

      ++ Phòng đo mạch, Huyết áp;

      ++ Phòng khám thị lực, Mắt;

      ++ Phòng khám thính lực, Tai - Mũi - Họng;

      ++ Phòng khám Răng - Hàm - Mặt;

      ++ Phòng khám Nội và Tâm thần kinh;

      ++ Phòng khám Ngoại khoa, Da liễu;

      ++ Phòng xét nghiệm;

      ++ Phòng kết luận.

      + Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danh mục quy định.

      Lưu ý: Trường hợp có khám tuyển công dân nữ thực hiện khám sản phụ khoa theo hướng dẫn tại Mục 4 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT- BYT-BQP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn