Công an có được quát tháo người bán hàng rong?

Pháp luật quy định công an phải có thái độ thế nào khi tiếp xúc với người dân, đặc biệt khi xử lý người vi phạm? Họ có được quát tháo hay xử lý mạnh tay với người bán hàng rong? Tôi chứng kiến nhiều nơi, một số công an khi xử lý vi phạm của người bán hàng rong, người bán hàng lấn chiếm vỉa hè… đã có một số thái độ và hành động gây phản cảm. Tôi xin hỏi pháp luật quy định công an phải có thái độ như thế nào khi tiếp xúc với người dân? Ngô Thị Minh
Chuẩn mực ứng xử của cán bộ chiến sĩ công an nhân dân đã được Bộ trưởng Công an cụ thể hóa tại Thông tư số 17/2012/TT-BCA ngày 10/4/2012 quy định về điều lệnh nội vụ Công an nhân dân. Cụ thể:

“Điều 40: Ứng xử khi giao tiếp với nhân dân

1. Khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải thể hiện thái độ ứng xử có văn hóa, tôn trọng, khiêm tốn, bình tĩnh, tận tình, chu đáo; thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của ngành; nêu cao tinh thần trách nhiệm, không gây khó khăn, phiền hà với nhân dân.

2. Khi ăn ở, sinh hoạt tại nhà dân, phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; tôn trọng nếp sống của gia đình, phong tục tập quán của địa phương và làm tốt công tác dân vận.

3. Khi sinh hoạt ở gia đình, nơi cư trú và những nơi khác, phải gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; đoàn kết với nhân dân nơi cư trú; trong quan hệ gia đình phải hiếu thảo, bình đẳng, hòa thuận, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.

Điều 41: Ứng xử khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật

Khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực; không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối xử với người vi phạm”.

Theo các quy định của pháp luật vừa trích dẫn ở trên, cán bộ chiến sĩ công an nhân dân khi tiếp xúc với nhân dân nói chung cũng như những người có hành vi vi phạm pháp luật nói riêng đều phải có thái độ cư xử đúng mực, có văn hóa và thể hiện sự tôn trọng.

Trường hợp cán bộ chiến sĩ công an vi phạm quy định về điều lệnh công an nhân dân sẽ bị xử lý theo quy định tại Thông tư số 10/TT-BCA-X11 năm 2010 với các hình thức như: phê bình, khiển trách, hạ bậc thi đua, không công nhận đơn vị "văn hóa - kiểu mẫu về điều lệnh công an nhân dân", luân chuyển công tác, hạ bậc lương, giáng cấp, giáng chức, tước danh hiệu CAND…

Trong trường hợp gây tổn hại đến sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của nhân dân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng theo quy định tại Bộ luật hình sự.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm từ ngày 08/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên dự bị có làm kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham gia Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, các trường hợp nào được xét nâng ngạch công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, công chức được miễn phần thi ngoại ngữ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp tạm đình chỉ công tác đối với công chức áp dụng từ ngày 17/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức mới nhất năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;