Có phải cán bộ, công chức viên chức để người có quan hệ gia đình lợi dụng can thiệp vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán là hành vi tham nhũng không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/11/2023

Xin hỏi: Có phải để người có quan hệ gia đình lợi dụng, can thiệp vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán là hành vi tham nhũng không?- Câu hỏi của anh Vũ (Hà Nội).

    • Có phải cán bộ, công chức viên chức để người có quan hệ gia đình lợi dụng can thiệp vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán là hành vi tham nhũng không?

      Tại Điều 4 Quy định 131-QĐ/TW năm 2023 ' onclick="vbclick('8EBAD', '397058');" target='_blank'>Quy định 131-QĐ/TW năm 2023 có quy định hành vi để người có quan hệ gia đình lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình như sau:

      Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán

      1. Hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm giảm nhẹ, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm.

      2. Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là thông tin, tài liệu, hồ sơ đang trong quá trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng hoặc thanh tra, kiểm toán.

      3. Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí của đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến đối tượng kiểm tra.

      4. Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của mình, người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với đối tượng kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

      5. Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với đối tượng kiểm tra, người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

      6. Để người có quan hệ gia đình lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm thao túng, can thiệp vào việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.

      ...

      Như vậy, một trong những hành vi được xem là hành vi tham nhũng là cán bộ, công chức viên chức để người có quan hệ gia đình lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình, can thiệp vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

      Có phải cán bộ, công chức viên chức để người có quan hệ gia đình lợi dụng can thiệp vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán là hành vi tham nhũng không? (Hình từ Internet)

      Cán bộ, công chức viên chức sẽ không quy hoạch, điều động khi có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thanh tra, kiểm toán?

      Tại Điều 8 Quy định 131-QĐ/TW năm 2023 ' onclick="vbclick('8EBAD', '397058');" target='_blank'>Quy định 131-QĐ/TW năm 2023 có quy định về xử lý hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực như sau:

      Xử lý hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực

      ...

      2.2. Không quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phong, thăng cấp bậc hàm, giới thiệu bầu cử, ứng cử chức vụ tương đương và cao hơn, công nhận chức danh, phong tặng danh hiệu, khen thưởng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

      Như vậy, nếu cán bộ, công chức viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thanh tra, kiểm toán thì sẽ không quy hoạch và điều động theo quy định.

      Đánh giá việc phát hiện tham nhũng thông qua những tiêu chí nào?

      Tại Điều 19 Nghị định 59/2019/NĐ-CP có quy định về tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng như sau:

      Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng

      1. Tiêu chí đánh giá việc phát hiện tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

      a) Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

      b) Kết quả phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;

      c) Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

      2. Tiêu chí đánh giá việc xử lý tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

      a) Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính với tổ chức, cá nhân có vi phạm;

      b) Kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng;

      c) Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng;

      d) Số lượng tiền, tài sản tham nhũng được kiến nghị thu hồi.

      Như vậy, tiêu chí đánh giá việc phát hiện tham nhũng bao gồm 03 tiêu chí sau:

      (1) Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

      (2) Kết quả phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;

      (3) Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn