Chấp hành viên là ai? Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên được quy định như thế nào?

Chấp hành viên là ai? Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên được quy định như thế nào?

Chấp hành viên là ai?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về chấp hành viên như sau:

Chấp hành viên

1. Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.

2. Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm.

3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm Chấp hành viên.

Như vậy, Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định sau:

- Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

- Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;

- Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;

- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;

- Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;

- Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

 

Chấp hành viên là ai? Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên được quy định như thế nào?

Căn cứ Quyết định 1577/QĐ-BTP năm 2021 chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên được quy định như sau:

1. Thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý: Tuyệt đối tôn trọng hiệu lực tối cao của Hiến pháp và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật. Tổ chức thi hành đúng, kịp thời các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ. Không quan liêu, hách dịch, sách nhiễu, phiền hà đương sự.

2. Khách quan, đúng mực, dân vận khéo: Không thiên vị, phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, địa vị xã hội, thành phần kinh tế của đương sự. Trang phục chỉnh tề, cư xử đúng mực, lịch thiệp, kiên nhẫn, thấu hiểu, lấy giáo dục, thuyết phục là chính, xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân, các bên đương sự trong công tác thi hành án.

3. Yêu nghề, bản lĩnh, chuyên nghiệp: Có lòng tự hào, vinh dự, nhiệt huyết, sáng tạo, nỗ lực khi làm công tác thi hành án dân sự. Không lơ là hoặc tìm cách trì hoãn việc thi hành án. Có chính kiến, dám chịu trách nhiệm, không bị phụ thuộc, bị tác động trái pháp luật vào hoạt động thi hành án. Có lối làm việc khoa học, không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm.

...

Như vậy, chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên được quy định như sau:

[1] Thượng tôn pháp luật, bảo vệ công lý

Tuyệt đối tôn trọng hiệu lực tối cao của Hiến pháp và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.

Tổ chức thi hành đúng, kịp thời các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ.

Không quan liêu, hách dịch, sách nhiễu, phiền hà đương sự.

[2] Khách quan, đúng mực, dân vận khéo

Không thiên vị, phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, địa vị xã hội, thành phần kinh tế của đương sự.

Trang phục chỉnh tề, cư xử đúng mực, lịch thiệp, kiên nhẫn, thấu hiểu, lấy giáo dục, thuyết phục là chính, xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân, các bên đương sự trong công tác thi hành án.

[3] Yêu nghề, bản lĩnh, chuyên nghiệp

Có lòng tự hào, vinh dự, nhiệt huyết, sáng tạo, nỗ lực khi làm công tác thi hành án dân sự. Không lơ là hoặc tìm cách trì hoãn việc thi hành án.

Có chính kiến, dám chịu trách nhiệm, không bị phụ thuộc, bị tác động trái pháp luật vào hoạt động thi hành án.

Có lối làm việc khoa học, không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm.

[4] Chia sẻ, tôn trọng, đoàn kết

Xây dựng và giữ gìn đoàn kết trong đơn vị.

Khiêm tốn, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.

Tôn trọng và lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, phê bình và tự phê bình thẳng thắn, xây dựng, khách quan, đúng nơi, đúng lúc.

Ứng xử có văn hóa, cầu thị, thân thiện, hợp tác, tương trợ trong công việc.

[5] Tích cực, chủ động, chặt chẽ, trách nhiệm

Tôn trọng và chủ động xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi, nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, ủng hộ, giúp đỡ ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án dân sự.

Tăng cường mối quan hệ và trách nhiệm phối hợp liên ngành.

[6] Gương mẫu, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính

Thực hiện nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng thói quen, lối sống lành mạnh, giản dị, kiên trì, tiết kiệm; không hoang phí, phô trương, tham ô, lợi dụng vị trí công tác để mưu lợi cá nhân; không nể nang, né tránh và bao che trong công tác thi hành án dân sự.

Luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn.

Chấp hành viên được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên

1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.

2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:

a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;

b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;

c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.

...

Như vậy, Chấp hành viên được bổ nhiệm là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.

Đối với Chấp hành viên sơ cấp thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;

- Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;

- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào? Tiêu chuẩn của cán bộ cấp xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức thi đua của Dân quân tự vệ từ ngày 22/12/2024? Phạm vi tổ chức thi đua của Dân quân tự vệ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bí mật nhà nước của Đảng độ tuyệt mật từ ngày 14/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ tiền thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng từ ngày 22/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảo Lý Sơn ở đâu, thuộc tỉnh nào? Phấn đấu đến 2030, huyện Đảo Lý Sơn trở thành trung tâm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 22 tháng 11 là ngày gì? Ngày 22 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê có các nội dung nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;