Cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì có thể bị xử lý kỷ luật nếu họ có hành vi vi phạm tại cơ quan cũ không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/09/2023

Cho tôi hỏi cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm tại cơ quan cũ khi chuyển qua cơ quan mới có bị xử lý kỷ luật không? Câu hỏi từ chị Sương (Hải Phòng)

    • Cán bộ, công chức, viên chức có các hành vi nào thì bị xử lý kỷ luật?

      Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật:

      Các hành vi bị xử lý kỷ luật

      1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.

      ...

      Như vậy, cán bộ, công chức có các hành vi sau thì bị xử lý kỷ luật:

      - Hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức;

      - Thực hiện những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm;

      - Hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

      - Hành vi vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ;

      - Hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.

      Cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì có thể bị xử lý kỷ luật nếu họ có hành vi vi phạm tại cơ quan cũ không? (Hình từ Internet)

      Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm ở cơ quan cũ khi chuyển qua cơ quan mới có bị xử lý kỷ luật không?

      Căn cứ khoản 10 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật:

      Nguyên tắc xử lý kỷ luật

      ...

      10. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm. Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.

      ...

      Theo quy định trên, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm tại cơ quan cũ khi chuyển qua cơ quan mới cũng có thể bị xử lý kỷ luật trong trường hợp qua đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm và còn thời hiệu xử lý kỷ luật.

      Cấp có thẩm quyền của cơ quan mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm.

      Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm ở cơ quan cũ khi chuyển qua cơ quan mới bị xử lý kỷ luật thì đơn vị cũ có trách nhiệm như thế nào?

      Căn cứ khoản 10 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật:

      Nguyên tắc xử lý kỷ luật

      ...

      10. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm. Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.

      ...

      Theo đó, khi cán bộ, công chức, viên chức chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện những hành vi vi phạm ở cơ quan cũ và còn thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật.

      Các trường hợp nào có hành vi vi phạm nhưng chưa xem xét xử lý kỷ luật?

      Tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp các hành vi vi phạm nhưng chưa xem xét xử lý kỷ luật như sau:

      - Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm nhưng đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

      - Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức;

      - Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đang bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

      - Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.

      - Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn