Bộ Tư pháp có vị trí và chức năng như thế nào trong tổ chức bộ máy nhà nước

Vị trí và chức năng của Bộ Tư pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. Hiện tại, em đang ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra năng lực đầu vào của trường Đại học Luật TP.HCM sắp tới. Trong đó, khi tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của một số Bộ ngành trong bộ máy nhà nước, một vài điểm em chưa nắm rõ. Cho em hỏi, hiện nay, pháp luật quy định ra sao về vị trí và chức năng của Bộ Tư pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong Ban biên tập giải đáp giúp em. Cảm ơn các anh chị rất nhiều!

Phạm Ngọc Thọ (0167****)

Vị trí và chức năng của Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 1 Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Cụ thể:

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Theo đó, với vị trí và chức năng này, Bộ Tư pháp đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước lĩnh vực tư pháp nói riêng, trong công tác điều hành bộ máy nhà nước nói chung. Vì vậy, pháp luật hiện hành trao cho Bộ Công thương các nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý chung với vai trò là một Bộ như các Bộ khác trong cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước đồng thời thực hiện nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực cụ thể trong phạm vi của mình như: quản lý về công tác xây dựng pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, công tác kiểm tra, thanh tra,...

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về vị trí và chức năng của Bộ Tư pháp. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 22/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ Đảng mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01-HD Báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở đâu? Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9/11/2024 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ trình ký thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ ngày 16/12/2024 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 4 tháng 11 là ngày gì? Chính quyền địa phương ở tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên đánh bạc có bị khai trừ khỏi đảng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông tỉnh Hà Tĩnh?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;