Tôi thường xem các phiên họp của Quốc hội. Tôi thấy có nhiều phiên được diễn ra như chất vấn, thảo luận. Vậy việc biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được thực hiện như thế nào? Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi để tôi mở rộng kiến thức của mình được không? Xin chân thành cảm ơn và chúc Ban biên tập thật nhiều sức khỏe!

Quốc Thiên (thien***@gmail.com)

"> Tôi thường xem các phiên họp của Quốc hội. Tôi thấy có nhiều phiên được diễn ra như chất vấn, thảo luận. Vậy việc biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được thực hiện như thế nào? Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi để tôi mở rộng kiến thức của mình được không? Xin chân thành cảm ơn và chúc Ban biên tập thật nhiều sức khỏe!

Quốc Thiên (thien***@gmail.com)

">

Biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội

Tôi thường xem các phiên họp của Quốc hội. Tôi thấy có nhiều phiên được diễn ra như chất vấn, thảo luận. Vậy việc biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được thực hiện như thế nào? Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi để tôi mở rộng kiến thức của mình được không? Xin chân thành cảm ơn và chúc Ban biên tập thật nhiều sức khỏe!

Quốc Thiên (thien***@gmail.com)

Biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được quy định tại Điều 18 Nội quy kỳ họp quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 như sau:

1. Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:

a) Biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử;

b) Biểu quyết bằng bỏ phiếu kín;

c) Biểu quyết bằng giơ tay.

Hình thức biểu quyết do Quốc hội quyết định được ghi trong Chương trình kỳ họp Quốc hội.

2. Trình tự biểu quyết tại phiên họp toàn thể được tiến hành như sau:

a) Chủ tọa phiên họp nêu rõ nội dung vấn đề Quốc hội cần biểu quyết;

b) Quốc hội biểu quyết;

c) Chủ tọa phiên họp báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. Trưởng Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.

3. Việc tiến hành biểu quyết được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp, đại biểu Quốc hội không biểu quyết thay đại biểu Quốc hội khác. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

4. Trường hợp cần biểu quyết lại một vấn đề đã được Quốc hội biểu quyết thông qua nhưng chưa có hiệu lực thi hành thì Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án, đề án, báo cáo, cơ quan thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định việc biểu quyết lại theo trình tự như sau:

a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc biểu quyết lại;

b) Quốc hội xem xét, thông qua việc biểu quyết lại.

Việc biểu quyết lại được tiến hành khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

5. Trình tự Quốc hội xem xét, quyết định vấn đề đã được Quốc hội quyết định biểu quyết lại như sau:

a) Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội nội dung vấn đề cần biểu quyết lại;

b) Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nội dung vấn đề cần biểu quyết lại.

Trên đây là nội dung quy định về việc biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 102/2015/QH13.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức tuyển sinh các trường công an nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 19/5/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 50 Ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025)?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng chủ đề tác phẩm tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Năm, năm 2025 nhóm 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất theo Nghị quyết 60?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền ngày 15 4 kỷ niệm 51 năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát cơ động hay nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 là ngày gì? Ngày 15 tháng 4 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 79/2025/NĐ-CP về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;