Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội?

Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội? Trường hợp nào không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng?

Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
8. Biện pháp xử lý chuyển hướng là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 của Luật này và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 12 Điều 36 của Luật này.
[...]

Theo quy định trên, biện pháp xử lý chuyển hướng là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội?

Biện pháp xử lý chuyển hướng là gì? 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội? (Hình từ Internet)

12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội?

Căn cứ Điều 36 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định biện pháp xử lý chuyển hướng:

Điều 36. Biện pháp xử lý chuyển hướng
1. Khiển trách.
2. Xin lỗi bị hại.
3. Bồi thường thiệt hại.
4. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Quản thúc tại gia đình.
6. Hạn chế khung giờ đi lại.
7. Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.
8. Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.
[...]

Như vậy, 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội bao gồm:

- Khiển trách.

- Xin lỗi bị hại.

- Bồi thường thiệt hại.

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Quản thúc tại gia đình.

- Hạn chế khung giờ đi lại.

- Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.

- Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.

- Tham gia chương trình học tập, dạy nghề.

- Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý.

- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

- Giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Trường hợp nào không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng?

Căn cứ Điều 38 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng:

Điều 38. Trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
1. Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này:
a) Phạm tội rất nghiêm trọng về một trong các tội phạm sau đây: Tội giết người, Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội sản xuất trái phép chất ma túy;
b) Phạm tội rất nghiêm trọng 02 lần trở lên hoặc phạm nhiều tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự;
c) Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
[...]

Theo quy định trên, trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng bao gồm:

[1] Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Phạm tội rất nghiêm trọng về một trong các tội phạm sau đây:

+ Tội giết người

+ Tội hiếp dâm

+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy

- Phạm tội rất nghiêm trọng 02 lần trở lên hoặc phạm nhiều tội rất nghiêm trọng

- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

Lưu ý: Trừ trường hợp người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

[2] Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Phạm tội nghiêm trọng về một trong các tội phạm sau đây:

+ Tội hiếp dâm

+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy

+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

+ Tội mua bán trái phép chất ma túy

+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

+ Tội chiếm đoạt chất ma túy

- Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

- Phạm tội nghiêm trọng do cố ý 02 lần trở lên hoặc phạm nhiều tội nghiêm trọng do cố ý

- Phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

Lưu ý: Trừ trường hợp người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

[3] Người chưa thành niên đã được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng mà phạm tội mới.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;