Ban hành Thông tư 30 về 04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam từ 01/7/2024?

Ban hành Thông tư 30 về 04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam từ 01/7/2024? Những quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá bao gồm các yêu cầu cơ bản nào? Doanh nghiệp thẩm định giá nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào trong thẩm định giá?

Ban hành Thông tư 30 về 04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam từ 01/7/2024?

Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 30/2024/TT-BTC về các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, phạm vi công việc thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá.

Cụ thể, tại Điều 1 Thông tư 30/2024/TT-BTC ban hành 04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam như sau:

(1) Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá;

(2) Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Phạm vi công việc thẩm định giá;

(3) Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cơ sở giá trị thẩm định giá;

(4) Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Hồ sơ thẩm định giá.

Ban hành Thông tư 30 về 04 chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam từ 01/7/2024? (Hình từ Internet)

Những quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá bao gồm các yêu cầu cơ bản nào?

Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 2 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01 (sau đây gọi tắt là tiêu chuẩn số 01) ban hành kèm theo Thông tư 158/2014/TT-BTC, những quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá bao gồm các yêu cầu cơ bản như sau:

- Độc lập;

- Chính trực;

- Khách quan;

- Bảo mật;

- Công khai, minh bạch;

- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;

- Tư cách nghề nghiệp;

- Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn.

Cụ thể:

[1] Độc lập

- Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên.

- Trong quá trình thẩm định giá, thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.

- Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá không được nhận thẩm định giá đối với các trường hợp không được thực hiện thẩm định giá theo quy định tại Luật Giá 2023 và các văn bản hướng dẫn. Trong quá trình thẩm định giá, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải tìm cách khắc phục hạn chế này. Trường hợp không khắc phục được thì thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải nêu rõ hạn chế này trong Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc từ chối thực hiện thẩm định giá.

- Khi xem xét báo cáo kết quả thẩm định giá của một thẩm định viên khác, thẩm định viên phải nhận xét một cách độc lập, khách quan và kết luận thống nhất hay không thống nhất với một phần hay toàn bộ nội dung của báo cáo đó.

[2] Chính trực

- Thẩm định viên phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng khi thực hiện thẩm định giá.

- Thẩm định viên phải trung thực về trình độ, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của mình; phải bảo đảm bản thân và các trợ lý, nhân viên dưới quyền của mình tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về thẩm định giá và hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam khi thực hiện thẩm định giá.

- Thẩm định viên phải từ chối thực hiện thẩm định giá nếu xét thấy không có đủ điều kiện thực hiện thẩm định giá hoặc nếu bị chi phối bởi những ràng buộc có thể làm sai lệch kết quả thẩm định giá.

[3] Khách quan

- Thẩm định viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong việc thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu để phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá.

- Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá không được tiến hành công việc thẩm định giá khi những ý kiến, kết luận thẩm định và kết quả thẩm định giá đã được đề ra có chủ ý từ trước.

- Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải thẩm tra những thông tin, dữ liệu do khách hàng cung cấp để khẳng định tính phù hợp hay không phù hợp của thông tin, dữ liệu đó. Trường hợp việc thẩm tra những thông tin, dữ liệu bị hạn chế thì thẩm định viên phải nêu rõ sự hạn chế đó trong báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá.

- Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá không được tiến hành thẩm định dựa trên những điều kiện có tính giả thiết mà không có biện luận chặt chẽ, khả thi, xác đáng.

[4] Bảo mật

- Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá không được tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá khi không được sự đồng ý của khách hàng thẩm định giá hoặc không được pháp luật cho phép. Thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá là các thông tin chưa được công bố rộng rãi liên quan đến khách hàng và tài sản thẩm định giá của khách hàng do khách hàng cung cấp, do doanh nghiệp thẩm định giá thu thập được trong quá trình thẩm định giá.

- Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm yêu cầu những cá nhân khác tham gia vào quá trình thẩm định giá và lưu trữ hồ sơ thẩm định giá cũng tôn trọng nguyên tắc bảo mật.

[5] Công khai, minh bạch

- Mọi tài liệu thể hiện tính pháp lý và đặc điểm kỹ thuật của tài sản và thể hiện kết quả thẩm định giá phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng trong báo cáo kết quả thẩm định giá.

- Báo cáo kết quả thẩm định giá phải nêu rõ các điều kiện ràng buộc về công việc, phạm vi công việc, điều kiện hạn chế, giả thiết đặt ra của thẩm định viên.

- Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải công khai những điều kiện hạn chế và những điều kiện khắc phục theo thỏa thuận với khách hàng trong báo cáo kết quả thẩm định giá.

- Giá dịch vụ thẩm định giá thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp thẩm định giá với khách hàng thẩm định giá trên cơ sở các căn cứ do Luật Giá 2023 và các văn bản hướng dẫn quy định và được ghi trong hợp đồng thẩm định giá; trường hợp đấu thầu dịch vụ thẩm định giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn. Doanh nghiệp thẩm định giá ban hành và thực hiện niêm yết biểu giá dịch vụ thẩm định giá.

[6] Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

- Thẩm định viên phải thực hiện công việc thẩm định giá với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, tinh thần làm việc chuyên cần, thận trọng, cân nhắc đầy đủ các dữ liệu thu thập được trước khi đề xuất ý kiến chính thức với Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá.

- Thẩm định viên phải không ngừng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý. Hàng năm, thẩm định viên có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do cơ quan, tổ chức được phép tổ chức.

- Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm khuyến khích, bố trí, tạo điều kiện cho thẩm định viên tham gia bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn theo quy định, đồng thời ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thẩm định viên đáp ứng yêu cầu công việc thẩm định giá, đảm bảo cung cấp dịch vụ thẩm định giá tốt nhất cho khách hàng.

- Doanh nghiệp thẩm định giá cần thực hiện các biện pháp để bảo đảm những người làm công tác chuyên môn tại doanh nghiệp phải được đào tạo, bồi dưỡng và giám sát thích hợp.

- Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thẩm định giá.

[7] Tư cách nghề nghiệp

- Doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được có những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp thẩm định giá, tranh giành khách hàng dưới hình thức ngăn cản, đe dọa, lôi kéo, mua chuộc và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

- Doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên có quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước và nước ngoài về thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

[8] Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn

- Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải thực hiện công việc thẩm định giá theo những kỹ thuật và tiêu chuẩn chuyên môn đã quy định trong hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan hiện hành.

- Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá có quyền thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành để thực hiện tư vấn và đưa ra các kết luận chuyên môn phục vụ cho hoạt động thẩm định giá.

Doanh nghiệp thẩm định giá nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào trong thẩm định giá?

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật Giá 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá

...

3. Đối với doanh nghiệp thẩm định giá:

a) Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;

...

Như vậy, doanh nghiệp thẩm định giá nghiêm cấm thực hiện các hình vi sau trong thẩm định giá:

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

- Thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;

- Cung cấp dịch vụ thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

- Kê khai không chính xác, không trung thực, giả mạo hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, hồ sơ đăng ký hành nghề của thẩm định viên về giá;

- Phát hành khống chứng thư thẩm định giá;

- Mua chuộc, hối lộ; cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi;

- Thông đồng về giá, thẩm định giá.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục vị trí công tác lĩnh vực Công Thương phải thực hiện định kỳ chuyển đổi từ ngày 21/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về điều kiện và chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 179/2024/NĐ-CP chính sách trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 49/2024/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm do Bộ Y tế liên tịch ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các văn bản hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 169/2024/NĐ-CP hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của TP Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 170 hướng dẫn tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được bán pháo hoa Bộ Quốc phòng không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục vũ khí thể thao áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;