Ban hành Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?

Ban hành Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?

Ban hành Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?

Ngày 15-11-2024, Chính phủ ban hành Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, bao gồm:

- Khoản 3 Điều 6 quy định về đào tạo, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

- Khoản 4 Điều 7 quy định về huấn luyện, cấp chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

- Khoản 3 Điều 8 quy định về quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

- Khoản 3 Điều 10 quy định về thủ tục thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

- Khoản 5 Điều 14 quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục làm mất tính năng, tác dụng và xác nhận tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật

Nghị định 149/2024/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao.

Ban hành Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?

Ban hành Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ? (Hình từ Internet)

Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển dao có tính sát thương cao phải thực hiện quy định nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao:

Điều 7. Biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao
1. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập. khẩu, vận chuyển dao có tính sát thương cao phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Khi sản xuất dao có tính sát thương cao phải đóng, khắc nhãn hiệu, ký hiệu hoặc tên cơ sở sản xuất trên sản phẩm; quá trình sản xuất phải quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; sản phẩm dao có tính sát thương cao phải được bọc kín, đóng gói hoặc đóng thùng:
[...]

Như vậy, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển dao có tính sát thương cao phải thực hiện theo quy định sau:

- Khi sản xuất dao có tính sát thương cao phải đóng, khắc nhãn hiệu, ký hiệu hoặc tên cơ sở sản xuất trên sản phẩm; quá trình sản xuất phải quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; sản phẩm dao có tính sát thương cao phải được bọc kín, đóng gói hoặc đóng thùng

- Bán, giới thiệu sản phẩm dao có tính sát thương cao tại địa điểm cố định phải cất giữ trong tủ, khay hoặc giá; trường hợp bán dao có tính sát thương cao không có địa điểm cố định thì phải được bọc kín, đóng gói hoặc có biện pháp cất giữ, bảo quản chặt chẽ, an toàn

- Việc xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại; sản phẩm dao có tính sát thương cao phải có nguồn gốc, xuất xứ hoặc trên sản phẩm có nhãn hiệu, ký hiệu hoặc tên cơ sở sản xuất

- Khi vận chuyển dao có tính sát thương cao để kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phải đóng gói, đóng thùng, chằng buộc chắc chắn bảo đảm không để rơi, mất, thất lạc trong quá trình vận chuyển

- Quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển dao có tính sát thương cao bị mất, thất lạc tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất

Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 149/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.

- Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.

- Người có thẩm quyền ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình theo quy định.

- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe con người, tài sản và môi trường.

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh, trang bị, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc người có thẩm quyền cho phép, bảo đảm quản lý chặt chẽ, an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường.

- Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ định kỳ phải được kiểm tra, thống kê, đánh giá chất lượng; trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý, tiêu hủy theo quy định và phải bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường.

- Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải kịp thời báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;