Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do ai thành lập?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/03/2023

Xin hỏi ai thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện "Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân"? - Câu hỏi của Thanh Thúy (Bình Định).

    • Ban Chỉ đạo thực hiện "Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân" do ai thành lập?

      Căn cứ Điều 4 Quy chế hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023' onclick="vbclick('88165', '388408');" target='_blank'>Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định như sau:

      Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo

      1. Ban Chỉ đạo do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập. Ban Chỉ đạo có Trưởng Ban là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Trưởng Ban là Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các thành viên gồm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, đại diện đơn vị nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

      2. Thường trực Ban Chỉ đạo gồm Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban.

      3. Cơ quan thường trực

      Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo giao các thành viên Tổ Giúp việc thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Tổ trưởng Tổ Giúp việc trực tiếp phân công và điều hành dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo.

      4. Tổ Giúp việc do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập. Tổ Giúp việc có Tổ trưởng là Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổ phó và các thành viên, do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất.

      Như vậy, Ban Chỉ đạo thực hiện "Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân" do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập.

      (Hình từ Internet)

      Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo theo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?

      Theo Điều 13 Quy chế hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023' onclick="vbclick('88165', '388408');" target='_blank'>Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về chế độ làm việc của Ban chỉ đạo như sau:

      Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo

      1. Ban Chỉ đạo họp 2 lần/năm để tham gia ý kiến vào chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo, báo cáo sơ kết 6 tháng và báo cáo tổng kết năm về kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; các báo cáo khác do Ban Chỉ đạo Trung ương; Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu. Khi cần thiết, có thể họp đột xuất.

      Trường hợp không tổ chức cuộc họp thì có thể xin ý kiến bằng văn bản.

      2. Văn bản phục vụ cho các cuộc họp của Ban Chỉ đạo được gửi đến các thành viên ít nhất 3 ngày trước khi họp để nghiên cứu, chuẩn bị thảo luận tại cuộc họp.

      3. Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (khi được ủy quyền) chủ trì và kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Các thành viên có trách nhiệm tham gia ý kiến tại cuộc họp; trường hợp vắng mặt phải phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng Ban Chỉ đạo, đồng thời phải gửi ý kiến tham gia (bằng văn bản) cho Ban Chỉ đạo.

      Theo quy định nêu trên, chế độ làm việc của Ban chỉ đạo được quy định như sau:

      - Ban Chỉ đạo họp 2 lần/năm để tham gia ý kiến vào:

      + Chương trình công tác,

      + Kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo,

      + Báo cáo sơ kết 6 tháng và báo cáo tổng kết năm về kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân;

      + Các báo cáo khác do Ban Chỉ đạo Trung ương; Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu.

      - Khi cần thiết, có thể họp đột xuất.

      - Trường hợp không tổ chức cuộc họp thì có thể xin ý kiến bằng văn bản.

      - Văn bản phục vụ cho các cuộc họp của Ban Chỉ đạo được gửi đến các thành viên ít nhất 3 ngày trước khi họp để nghiên cứu, chuẩn bị thảo luận tại cuộc họp.

      - Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (khi được ủy quyền) chủ trì và kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo.

      Các thành viên tham gia ý kiến tại cuộc họp;

      Trường hợp vắng mặt phải phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng Ban Chỉ đạo, đồng thời phải gửi ý kiến tham gia (bằng văn bản) cho Ban Chỉ đạo.

      Chế độ thông tin, báo cáo của Ban chỉ đạo được quy định như thế nào?

      Tại Điều 14 Quy chế hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023' onclick="vbclick('88165', '388408');" target='_blank'>Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về chế độ thông tin, báo cáo của Ban chỉ đạo như sau:

      Chế độ thông tin, báo cáo

      Định kỳ 6 tháng, một năm, Ban Chỉ đạo giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gửi Ban Chỉ đạo Trung ương. Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15 tháng 6 hằng năm; báo cáo năm gửi trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.

      Theo đó, Ban Chỉ đạo giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gửi Ban Chỉ đạo Trung ương theo chế độ định kỳ 6 tháng, một năm

      Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15 tháng 6 hằng năm; báo cáo năm gửi trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn