Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024?

Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024? Hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gồm những gì?

Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024?

Tại Điều 1 Thông tư 25/2024/TT-BYT quy định bãi bỏ toàn bộ 04 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành bao gồm:

- Thông tư 13/2011/TT-BYT hướng dẫn phân tuyến nhiệm vụ, chỉ tiêu kiểm nghiệm và quy trình kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành

- Thông tư 02/2016/TT-BYT bổ sung Điều 9 Thông tư 14/2012/TT-BYT quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất bao bì dược phẩm” (GMP) và hướng dẫn triển khai, áp dụng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

- Thông tư 06/2022/TT-BYT quy định danh mục và cấp số lưu hành trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cấp bách do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

- Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn Quyết định 265/2003/QĐ-TTg về chế độ đối với người bị phơi nhiễm HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành

Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024?

Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024? (Hình từ Internet)

Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo thông tư gồm những gì?

Căn cứ Điều 102 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định thẩm định dự thảo thông tư:

Điều 102. Thẩm định dự thảo thông tư
1. Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Đối với thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình về dự thảo thông tư;
b) Dự thảo thông tư;
c) Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo; bản chụp ý kiến góp ý;
[...]

Như vậy, hồ sơ gửi thẩm định dự thảo thông tư gồm những giấy tờ sau:

[1] Tờ trình về dự thảo thông tư

[2] Dự thảo thông tư

[3] Bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo; bản chụp ý kiến góp ý

[4] Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có)

[5] Tài liệu khác (nếu có)

Lưu ý: Tài liệu [1] [2] được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

Hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gồm những gì?

Căn cứ Điều 103 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

Điều 103. Hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Tờ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư.
2. Dự thảo thông tư.
3. Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
4. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo.
[...]

Như vậy, hồ sơ dự thảo thông tư trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bao gồm:

[1] Tờ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về dự thảo thông tư.

[2] Dự thảo thông tư.

[3] Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

[4] Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo.

[5] Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có).

[6] Tài liệu khác (nếu có).

Lưu ý: Tài liệu [1] [2] [3] được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;