Bãi bỏ 10 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục?
Bãi bỏ 10 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục?
Ngày 28/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 21/2024/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục.
Tại Điều 1 Thông tư 21/2024/TT-BGDĐT quy định bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:
[1] Thông tư liên Bộ 35-TT/LB năm 1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý ngân sách giáo dục và đào tạo.
[2] Thông tư liên tịch 13/1999/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BYT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phục vụ y tế cho học sinh nước ngoài học tại việt nam.
[3] Quyết định 28/2005/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tạm thời Chương trình Tiếng Khmer ở trường tiểu học và trung học cơ sở.
[4] Quyết định 49/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp trung học cơ sở.
[5] Thông tư liên tịch 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV- UBDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
[6] Thông tư 05/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý giáo dục hòa nhập.
[7] Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
[8] Thông tư 22/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
[9] Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.
[10] Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
[11] Thông tư 13/2019/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc sở giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Lưu ý: Thông tư 21/2024/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2025.
Bãi bỏ 10 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục? (Hình từ Internet)
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm các văn bản nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
[1] Hiến pháp
[2] Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội
[3] Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
[4] Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
[5] Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
[6] Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
[7] Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
[8] Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
[9] Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
[10] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
[11] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
[12] Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
[13] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
[14] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
[15] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn
[16] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
[...]
Như vậy, xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.