Ai có thẩm quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội?

Người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội? Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế có thể bằng Tiếng Việt không?

Dạo gần đây tôi nghe trên báo đài nhiều về các thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với các nước châu Âu nhưng tôi không biết những ai được quyết định ký kết thỏa thuận nhân danh Quốc hội ký kết các văn bản này. Tiếng Việt có được sử dụng trong thỏa thuận quốc tế không? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

Người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội? 

Tại Điều 12 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 về thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, theo đó:

1. Chủ tịch Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội.

2. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình.

3. Tổng Thư ký Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền của Tổng Thư ký Quốc hội.

4. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Văn phòng Quốc hội.

5. Người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

6. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Kiểm toán nhà nước.

Như vậy, thì chỉ có Chủ tịch Quốc hội mới có quyền ra quyết định ký kết việc thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội.

Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế có thể bằng Tiếng Việt không?

Căn cứ Điều 7 Luật này về ngôn ngữ thỏa thuận quốc tế như sau:

Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.

Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị từ 01/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Đầu tư công 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng không nhân dân 2024 áp dụng từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Công chứng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ 10 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 12/2024/TT-BNV quy định tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;