Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Hữu Nghĩa. Hiện tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Từ ngày 01/01/2019, yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

"> Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Hữu Nghĩa. Hiện tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Từ ngày 01/01/2019, yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

">

Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh được quy định như thế nào?

Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Hữu Nghĩa. Hiện tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Từ ngày 01/01/2019, yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh được quy định tại Điều 20 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) với nội dung như sau:

- Chuẩn hóa địa danh là việc xác minh và thống nhất cách đọc, cách viết tiếng Việt của địa danh.

- Các địa danh Việt Nam và địa danh quốc tế phải được chuẩn hóa để sử dụng thống nhất.

- Nguyên tắc chuẩn hóa địa danh bao gồm:

+ Mỗi đối tượng địa lý chỉ gắn với một địa danh;

+ Bảo đảm tính kế thừa, tính phổ thông, tính hội nhập, tôn trọng tín ngưỡng, tập quán và phù hợp với quy tắc ngôn ngữ học;

+ Phù hợp với địa danh được pháp luật quy định hoặc địa danh được sử dụng trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Các trường hợp phải chuẩn hóa địa danh bao gồm:

+ Địa danh tại một vị trí địa lý có nhiều tên, nhiều cách đọc, cách viết khác nhau;

+ Xuất hiện hoặc thay đổi đối tượng địa lý dẫn đến sự thay đổi địa danh.

- Địa danh đã được chuẩn hóa phải được xây dựng thành cơ sở dữ liệu, cập nhật và công bố để sử dụng.

Trên đây là nội dung trả lời về yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Đo đạc và bản đồ 2018.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đất rừng sản xuất là gì? Thuộc nhóm đất gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất nuôi trồng thủy sản không sử dụng bao lâu thì bị thu hồi đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tra ký hiệu các loại đất để biết mục đích sử dụng đất chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không nộp tiền bị xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu lệ phí trước bạ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, đất quốc phòng an ninh được cho thuê không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập bao nhiêu triệu đồng/tháng thì được phép mua nhà ở xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại đất nào do tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, khai thác?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;