Trình Quốc hội dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/09/2023

Xin hỏi: Trình Quốc hội dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6?- Câu hỏi của anh Tuấn (Hà Nội).

    • Trình Quốc hội dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15?

      Theo đó, tại Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023 Chính phủ có yêu cầu Bộ Xây dựng thực hiện những nội dung sau:

      Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:

      a) Chủ động làm việc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, đảm bảo chất lượng, tiến độ, phục vụ tốt nhất yêu cầu tháo gỡ khó khăn của thực tiễn và mục tiêu phân cấp, phân quyền, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.

      b) Thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ, cụ thể hơn nữa các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan và địa phương triển khai hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” và gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng.

      Như vậy, sắp tới Bộ Xây dựng sẽ có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, địa phương để hoàn thiện dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 (tháng 10/2023).

      Trình Quốc hội dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội? (Hình từ Internet)

      Các hình thức có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam là gì?

      Tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 có quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

      Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

      1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

      2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

      a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

      b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

      c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.

      Như vậy, các hình thức có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam bao gồm:

      - Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

      - Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thông qua hình thức:

      + Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản;

      + Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

      - Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức:

      + Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

      + Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

      Quyền của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?

      Tại khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014 có quy định về quyền của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

      - Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

      - Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

      - Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

      - Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;

      Trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

      - Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

      Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

      - Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

      - Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

      - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn