Thừa kế quyền sử dụng đất và vấn đề chia di sản thừa kế

+ Những quy định của pháp luật và điều kiện để tách hộ gia đình ra ở riêng. + Gia đình tôi có thửa đất 300m2 do cha ông để lại. Bố mẹ tôi sinh được 5 người con 3 trai, 2 gái; cả 5 người đều đã có gia đình riêng, có 4 người thoát ly hiện sống trên thành phố có nhà cửa khang trang, riêng tôi làm ruộng xây dựng gia đình, ở chung cùng bố mẹ ở mảnh đất đó. Năm 1993, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình tôi và tôi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2004, bố mẹ tôi qua đời không để lại di chúc. Năm 2009, anh chị em chúng tôi về đề nghị vợ chồng tôi chia mảnh đất đó thành 1/3 để xây nhà thờ để cúng tổ tiên nhưng vợ chồng tôi chưa đồng ý (vì vợ chồng tôi đã xây căn nhà kiên cố thay căn nhà gỗ lá bố mẹ tôi để lại). Các chị em tôi nói rằng nếu vợ chồng tôi không đồng ý thì họ sẽ đề nghị chính quyền giải quyết chia đều mảnh đất đó cho 5 người. Xin hỏi anh chị em đề nghị như vậy có đúng không?

Về vấn đề tách hộ khẩu, Luật Cư trú quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một nguời có năng lực hành vi dân sự đấy đủ làm chủ hộ để hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị em ruột, cháu ruột thì có thể cấp chung một sổ hộ khẩu. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách hộ khẩu bao gồm: Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách hộ khẩu. Khi tách hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, phiếu khai báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ (nếu được chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu). Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết tách hộ khẩu. Trường hợp không giải quyết việc tách hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Vấn đề chia thừa kế của anh em anh: Nguồn gốc mảnh đất này là do cha mẹ để lại, mặc dù anh là người đứng tên và cũng là người duy nhất có hộ khẩu thường trú tại mảnh đất này. Nhưng theo Luật Dân sự và Luật Đất đai thì nguồn gốc đất là của cha ông để lại, nếu phát sinh việc chia thừa kế thì 5 anh em có quyền như nhau, nhưng anh có lợi thế hơn là anh có hộ khẩu ở đây và sinh sống từ bé ở ngôi nhà này. Việc anh chị em đề xuất với anh cắt 1/3 mảnh đất để xây nhà thờ, thờ cúng tổ tiên là hợp lý, hợp tình. Anh cần bàn bạc cụ thể để cho anh chị em được thực hiện ý định của mình và ý định đó cũng phù hợp với đạo đức xã hội

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở có mấy loại? Đối tượng nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp tối đa bao nhiêu năm? Mẫu đơn xin thuê đất nông nghiệp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng thuê rừng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Đất đai mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội nghị nhà chung cư là gì? Hội nghị nhà chung cư thường niên được tổ chức khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
3 tháng 10 là ngày gì? 18 nội dung quản lý nhà nước về đất đai hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung cư không ở có phải đóng phí dịch vụ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin giao đất mới nhất năm 2024? Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng đất hủy hoại đất có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;