Tài sản gắn liền với đất đã kê biên thì xử lý như thế nào

Tài sản gắn liền với đất đã kê biên thì xử lý như thế nào?

1. Trường hợp tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác thì xử lý như sau:
 
a) Đối với tài sản có trước khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Trường hợp người có tài sản không tự nguyện di chuyển tài sản thì chấp hành viên hướng dẫn cho người có tài sản và người phải thi hành án thỏa thuận bằng văn bản về phương thức giải quyết tài sản. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hướng dẫn mà họ không thỏa thuận được thì chấp hành viên xử lý tài sản đó với cùng với quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án và người có tài sản gắn liền với đất.
 
Trường hợp người có tài sản là người thuê đất hoặc nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà không hình thành pháp nhân mới thì người có tài sản được quyền tiếp tục ký hợp đồng thuê đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng mà họ đã ký kết với người phải thi hành án. Trong trường hợp này, trước khi xử lý quyền sử dụng đất, chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người tham gia đấu giá, người được đề nghị nhận quyền sử dụng đất về quyền được tiếp tục ký kết hợp đồng của người có tài sản gắn liền với đất;
 
b) Đối với tài sản có sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả lại quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngay được yêu cầu, mà người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất;
 
Đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản;
 
c) Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhân lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản.
 
2. Trường hợp tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án gắn liền với quyền sử dụng đất đã kê biên thì chấp hành viên xử lý tài sản cùng với quyền sử dụng đất.
 
3. Đối với tài sản là cay trồng, vật nuôi ngắn ngày chưa đến màu thu hoạch hoặc đang trong quy trình sản xuất khép kín chưa kết thúc thì sau khi kê biên, chấp hành viên chỉ tiến hành xử lý khi đến mùa thu hoạch hoặc khi kết thúc quy trình sản xuất khép kín.
 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đất rừng sản xuất là gì? Thuộc nhóm đất gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất nuôi trồng thủy sản không sử dụng bao lâu thì bị thu hồi đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tra ký hiệu các loại đất để biết mục đích sử dụng đất chi tiết nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trúng đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không nộp tiền bị xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu lệ phí trước bạ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, đất quốc phòng an ninh được cho thuê không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập bao nhiêu triệu đồng/tháng thì được phép mua nhà ở xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại đất nào do tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, khai thác?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;