Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu đất được pháp luật quy định như thế nào?

Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu đất được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một công chức nhà nước đã về hưu hiện đang sinh sống tại Ninh Bình, có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật như sau: Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu đất được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn!

Văn Ba (0978******)

Rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu đất được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau: 

Nội dung rà soát, đánh giá phải xác định được thời gian xây dựng, mức độ đầy đủ thông tin, khả năng liên kết của các thửa đất liền kề trên một nền không gian, tính pháp lý của từng tài liệu, dữ liệu để lựa chọn sử dụng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; ưu tiên lựa chọn loại tài liệu, dữ liệu có thời điểm lập mới nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất.

Kết quả rà soát, đánh giá được lập thành báo cáo, trong đó phải xác định được từng loại tài liệu sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính và xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính theo quy định sau:

a) Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính

Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính ưu tiên sử dụng bản đồ địa chính. Trường hợp khu vực chưa thành lập bản đồ địa chính thì sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác đã dùng để cấp Giấy chứng nhận để xây dựng dữ liệu không gian địa chính và phải đánh giá độ chính xác, khả năng liên kết không gian giữa các thửa đất liền kề để có phương án xây dựng dữ liệu không gian địa chính cho phù hợp;

b) Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng bản lưu Giấy chứng nhận và sổ địa chính. Trường hợp bản lưu Giấy chứng nhận, sổ địa chính không đầy đủ thông tin, không được cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký đất đai đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật.

Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính gồm: hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

Trên đây là nội dung tư vấn về rà soát, đánh giá tài liệu, dữ liệu đất. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 05/2017/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm các loại đất nào? Đất xây dựng công trình sự nghiệp thuộc nhóm đất gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Con của thương binh có được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất nông nghiệp khác là các loại đất nào? Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp có cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không sử dụng đất trồng cây lâu năm bao lâu thì bị phạt? Mức xử phạt là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có những phương pháp định giá đất nào theo Luật Đất đai 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải công khai những thông tin gì trước khi kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện thì bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
7 Trường hợp phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá đất độc lập bị phạt bao nhiêu tiền?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;