Quy định về kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của địa phương như thế nào?

Quy định về kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của địa phương như thế nào? Quy định về dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án? Người thuê nhà công vụ có quyền và nghĩa vụ được quy định như thế nào?

Quy định về kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của địa phương như thế nào? 

Tôi đang tìm hiểu về kế hoạch phát triển nhà ở công vụ ở địa phương, Anh chị cho tôi biết kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được quy định như thế, được cơ quan nào chấp thuận và trình tự xác định nhu cầu nhà ở công vụ. Mong anh chị tư vấn giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.

Trả lời:

Nhà nước đầu tư vốn từ ngân sách, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để xây dựng nhà ở công vụ hoặc để mua, thuê nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ. Nhà ở công vụ bao gồm nhà ở công vụ của trung ương và nhà ở công vụ của địa phương.

Tại Khoản 3 Điều 27 Luật nhà ở 2014, Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được lập và chấp thuận:

a) Cơ quan trung ương có trách nhiệm xác định nhu cầu về nhà ở công vụ của cơ quan mình gửi Bộ Xây dựng để thẩm định và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của các đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật này và trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở công vụ trong kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định tại Điều 15 của Luật này;

d) Cơ quan lập kế hoạch quy định tại các điểm a, b và c khoản này phải xác định rõ nhu cầu về nhà ở công vụ bao gồm loại nhà ở, số lượng, diện tích sàn nhà ở; địa điểm xây dựng và diện tích đất để xây dựng nhà ở hoặc diện tích nhà ở thương mại cần mua, thuê để làm nhà ở công vụ; nguồn vốn và phân kỳ đầu tư hằng năm và 05 năm; xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Trình tự, thủ tục xác định nhu cầu nhà ở và phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của địa phương như sau:

- Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) rà soát, xác định nhu cầu nhà ở công vụ của địa phương theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này. Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu nhà ở công vụ của các cơ quan, Sở Xây dựng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở công vụ 05 năm và hàng năm của địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ có thể được lập riêng hoặc được lập chung trong kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm của địa phương;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở công vụ của địa phương, đồng thời gửi Bộ Xây dựng theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 07a ban hành kèm theo Thông tư này để tổng hợp, theo dõi.

Quy định về dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án?

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Bình, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Bình (nguyenbinh*****@gmail.com)

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 28 Luật Nhà ở 2014 thì dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án được quy định cụ thể như sau:

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ bao gồm đầu tư xây dựng mới và mua nhà ở thương mại được lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ có các loại sau đây:

+ Dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo đề nghị của Bộ Xây dựng để cho các đối tượng của các cơ quan trung ương thuê, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

+ Dự án do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định đầu tư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để cho đối tượng thuộc diện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật này thuê;

+ Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để cho các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc tại địa phương.

Đối với các đối tượng được điều động, luân chuyển đến làm việc ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện), đối tượng quy định tại các điểm c, đ, e và g khoản 1 Điều 32 của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư dự án hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư dự án.

- Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ được quy định như sau:

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này theo đề nghị của Bộ Xây dựng;

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại điểm c khoản 2 Điều này theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

Trên đây là nội dung tư vấn về dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ và lựa chọn chủ đầu tư dự án. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Nhà ở 2014.

Người thuê nhà công vụ có quyền và nghĩa vụ được quy định như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Việt Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Việt Anh (vietanh*****@gmail.com)

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 34 Luật Nhà ở 2014 thì quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ được quy định cụ thể như sau:

- Người thuê nhà ở công vụ có các quyền sau đây:

+ Nhận bàn giao nhà ở và các trang thiết bị kèm theo nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà;

+ Được sử dụng nhà ở cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác;

+ Đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời những hư hỏng nếu không phải do lỗi của mình gây ra;

+ Được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà ở công vụ nếu hết thời hạn thuê nhà ở mà vẫn thuộc đối tượng và có đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật này;

+ Thực hiện các quyền khác về nhà ở theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

- Người thuê nhà ở công vụ có các nghĩa vụ sau đây:

+ Sử dụng nhà vào mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian thuê nhà ở;

+ Có trách nhiệm giữ gìn nhà ở và các tài sản kèm theo; không được tự ý cải tạo, sửa chữa, phá dỡ nhà ở công vụ; trường hợp sử dụng căn hộ chung cư thì còn phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư;

+ Không được cho thuê lại, cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở công vụ;

+ Trả tiền thuê nhà ở theo hợp đồng thuê nhà ở ký với bên cho thuê và thanh toán các khoản chi phí phục vụ sinh hoạt khác theo quy định của bên cung cấp dịch vụ;

+ Trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở hoặc khi không còn nhu cầu thuê nhà ở công vụ hoặc khi có hành vi vi phạm thuộc diện bị thu hồi nhà ở theo quy định của Luật này trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà ở công vụ;

+ Chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị cưỡng chế thu hồi nhà ở;

+ Các nghĩa vụ khác về nhà ở theo quy định của luật và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở công vụ.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà công vụ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Nhà ở 2014.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đất trồng lúa có thời hạn sử dụng là bao lâu? Hết hạn có được gia hạn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chuyển hình thức giao đất/cho thuê đất mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cản trở gây khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở xã hội là gì? Có bao nhiêu loại nhà ở xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Các giao dịch về nhà ở nào không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;