Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ?

Cho tôi hỏi những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ? Câu hỏi từ chị Hà (Quảng Nam)

Các đối tượng nào được thuê nhà ở công vụ?

Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở 2014 quy định đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ. Theo đó, những đối tượng sau được thuê nhà ở công vụ:

- Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;

- Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội:

+ Được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên;

+ Được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;

- Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan ủa Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh. Trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;

- Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

- Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

- Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào quản lý nhà ở công vụ?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 09/2015/TT-BXD quy định cơ quan quản lý nhà ở công vụ, bao gồm:

- Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng quản lý nhà ở công vụ của Chính phủ được đầu tư xây dựng mới hoặc mua nhà ở thương mại làm nhà ở công vụ để bố trí cho thuê cho cán bộ lãnh đạo các cơ quan Trung ương (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).

- Đối với nhà ở công vụ mà Bộ, ngành Trung ương đang quản lý thì Văn phòng Bộ hoặc đơn vị có chức năng quản lý nhà của Bộ, ngành đó là cơ quan quản lý nhà ở công vụ.

- Đối với nhà ở công vụ của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thì Sở Xây dựng là cơ quan quản lý nhà ở công vụ;

- Đối với quỹ nhà ở công vụ của địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý thì Phòng có chức năng quản lý nhà của Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan quản lý nhà ở công vụ.

Ngoài ra tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 09/2015/TT-BXD quy định cơ quan quản lý nhà ở công vụ có các quyền sau:

- Tiếp nhận, rà soát, thống kê, phân loại nhà ở công vụ được giao quản lý;

- Lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở công vụ quy định.

- Lập danh sách và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định người được thuê nhà ở công vụ;

- Được quyền quyết định người thuê nhà ở công vụ nếu được ủy quyền;

- Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ hoặc tự quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ nếu được giao thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền theo quy định.

- Căn cứ vào quy định của pháp luật để xây dựng giá cho thuê nhà ở công vụ đang quản lý để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ đó quyết định;

- Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ;

- Được quyền quyết định thu hồi nhà ở công vụ nếu được ủy quyền;

- Chịu trách nhiệm thuê nhà ở thương mại có tiêu chuẩn tương đương tiêu chuẩn nhà ở công vụ cho người thuộc diện được ở nhà công vụ trong trường hợp tại địa bàn người đó đến công tác chưa bố trí được nhà ở công vụ.

- Định kỳ hàng năm, cơ quan quản lý nhà ở công vụ lập dự toán kinh phí thuê nhà ở thương mại và các chi phí liên quan trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cấp bù kinh phí thuê nhà ở thương mại từ nguồn ngân sách Nhà nước;

- Kiểm tra, đôn đốc việc cho thuê, bảo hành, bảo trì, quản lý vận hành nhà ở công vụ thuộc phạm vi quản lý;

- Được hưởng chi phí quản lý gián tiếp từ tiền thuê nhà ở công vụ.

- Kiểm tra báo cáo thu, chi tài chính của đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ;

- Lập kế hoạch bảo trì, cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở công vụ để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở đó phê duyệt;

- Kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ;

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ về tình hình quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ theo quy định.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 09/2015/TT-BXD quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ:

Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ

Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 6 của Luật Nhà ở năm 2014.

Theo đó, trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ nghiêm cấm có hành vi sau:

- Xâm phạm quyền sở hữu nhà ở của Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Cản trở việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng và giao dịch về nhà ở của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở không theo quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.

- Xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở;

- Xây dựng không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích đối với từng loại nhà ở mà Nhà nước có quy định về tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở.

- Áp dụng cách tính sai diện tích sử dụng nhà ở đã được luật quy định trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở.

- Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.

- Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng;

- Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc tiền mua nhà ở trả trước cho phát triển nhà ở.

- Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở ủy quyền hoặc giao cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, góp vốn hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện ký hợp đồng cho thuê, thuê mua, mua bán nhà ở, hợp đồng đặt cọc các giao dịch về nhà ở hoặc kinh doanh quyền sử dụng đất trong dự án.

- Thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở không đúng quy định của Luật này.

- Cải tạo, cơi nới, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý mà không được chủ sở hữu đồng ý.

- Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở;

- Sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.

- Sử dụng nhà ở riêng lẻ vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, sinh hoạt của khu dân cư mà không tuân thủ các quy định của luật về điều kiện kinh doanh.

- Báo cáo, cung cấp thông tin về nhà ở không chính xác, không trung thực, không đúng quy định hoặc không đúng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 115/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng cho thuê nhà ở xã hội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá đất cụ thể được áp dụng cho các trường hợp nào? Hồ sơ định giá đất cụ thể gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân tự nguyện trả lại đất có được bồi thường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì? Cơ quan nào đo đạt lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ngân sách nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất tôn giáo bị thu hồi có được bồi thường không? Tổ chức tôn giáo được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảm 50% số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;